Dù mắc Covid-19 nhưng một vài đối tượng F0 có thể được quản lý tại nhà. Cụ thể như sau:
- Đối tượng được quản lý tại nhà khi mắc Covid-19 cần đạt tiêu chí lâm sàng là những người mắc bệnh nhưng không có triệu chứng lâm sàng hoặc triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ như: ho khan, sốt, đau họng, mệt mỏi, ngạt mũi, đau đầu, tê lưỡi hay đau cơ.
- Người mắc Covid-19 được điều trị tại nhà khi đáp ứng tiêu chí không có dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu oxy, không bị xảy ra tình trạng thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực.
- F0 là đối tượng đã tiêm tối thiểu 1 trong 2 tiêu chí bổ sung gồm tiêm đủ 2 mũi hoặc 1 mũi vaccine phòng Covid-19 sau 14 ngày.
- F0 được chăm sóc tại nhà khi là trẻ em trên 1 tuổi, người lớn trên 50 tuổi, người không có bệnh nền theo quy định và không mang thai.
Đối với tiêu chí khả năng nhiễm tự chăm sóc thì các F0 cần có khả năng tự chăm sóc bản thân. Ngoài ra, còn cần có các phương tiện để liên lạc và giao tiếp với nhân viên y tế hoặc cần có người chăm sóc để đáp ứng được các yêu cầu trên.
Đọc thêm:
"Phục hồi sau nhiễm COVID-19" có thể là một lợi thế về miễn dịch
Hướng dẫn chăm sóc người mắc COVID-19 tại nhà đúng cách, an toàn
Khi chăm sóc F0 tại nhà, cơ sở quản lý người mắc Covid-19 tại nhà phải có hướng dẫn bệnh nhân mắc bệnh theo dõi sức khỏe 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều để kịp thời phát hiện các triệu chứng cần chuyển viện hay cấp cứu.
Ngoài ra, để theo dõi F0 cần chú ý các chỉ số về nhịp tim, mạch, nhiệt độ, SpO2, huyết áp,...
Đồng thời, theo dõi thêm các triệu chứng khi mắc Covid-19 như: cơ thể mệt mỏi, tình trạng ho ra đờm, ho ra máu hay viêm kết mạc, bị ớn lạnh, tiêu chảy, đau đầu và chóng mặt xuất hiện,...
Ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu bất thường cần lập tức cảnh báo ngay đối với cơ quan quản lý, tạm y tế tại xã, phường để có thể kịp thời cấp cứu, xử trí và chuyển viện khi cần thiết:
- Khi bị khó thở, thở hụt hơi. Đối với trẻ em bị thở rên, rút lõm lồng ngực,...
+ Nhịp thở ≥ 21 lần/phút đối với người lớn.
+ Nhịp thở ≥ 40 lần/phút đối với trẻ từ 1-dưới 5 tuổi.
+ Nhịp thở ≥ 30 lần/phút với trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi.
Lưu ý, đối với trẻ em cần đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nhỏ nằm yên và trẻ không khóc.
Liên hệ và báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất ngay khi phát hiện tình trạng bất ổn hoặc dấu hiệu:
- Tình trạng mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc < 50 lần/phút.
- Khi huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg đối với những gia đình có máy đo huyết áp có thể tự kiểm tra tại nhà.
- Khi thường xuyên đau tức ngực, xuất hiện cảm giác bó thắt ngực, đau ngực tăng khi hít sâu.
- Thay đổi ý thức, bị lú lẫn, ngủ rũ, xuất hiện tình trạng lơ mơ, trẻ nhỏ quấy khóc, ngủ li bì khó đánh thức hoặc co giật,...
Đối với người mắc F0 tại nhà, cần dành thời gian để nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ và phù hợp với thể trạng sức khoẻ.
- Dành thời gian để tập thở ít nhất 15 phút/ngày.
- Uống nước thường xuyên, chú ý không cần đợi đến khi khát nước mới uống nước.
- Tuyệt đối không bỏ bữa.
- Bổ sung vitamin, khoáng chất, dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nạp đủ năng lượng, ăn đầy đủ các loại trái cây, rau củ, thịt,...
- Tâm lý cần thoải mái, suy nghĩ tích cực để nhanh chóng vượt qua bệnh.
Quá trình lấy mẫu xét nghiệm
- Người mắc Covid-19 sẽ lấy mẫu test nhanh hoặc PCR vào ngày 14 cho F0 để chuẩn bị kết thúc thời gian cách ly.
- Đối với người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà F0 cũng cần lấy mẫu xét nghiệm ngay khi có xuất hiện triệu chứng nghi nhiễm SARS-CoV-2.
Đối với người mắc Covid-19, các F0 được chăm sóc và ăn uống tại nhà thì cần nhanh chóng cấp cứu hoặc chuyển viện ngay khi phát hiện ra các triệu chứng, dấu hiệu bất thường.
Trong thời gian chờ chuyển tuyến thì các cơ sở quản lý người mắc Covid-19 tại nhà cần cung cấp đầy đủ hướng dẫn, xử trí cấp cứu cho bệnh nhân.