Hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho bệnh nhân mắc ung thư lưỡi

Hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho bệnh nhân mắc ung thư lưỡi
Vấn đề chăm sóc răng miệng cho bệnh nhân mắc ung thư lưỡi là một trong những yếu tố quan trọng giúp người bệnh phục hồi và giúp quá trình điều trị có những tiến triển tích cực.

Khi tình trạng sức khỏe đã ổn định hơn, bệnh nhân ung thư lưỡi có thể kết hợp cùng lúc nhiều phương pháp vệ sinh răng miệng khác nhau. Và chỉ có kết hợp như vậy mới có thể làm sạch nhất có thể khoang miệng.

Đối với bệnh nhân ung thư lưỡi, khoang miệng nói chung và lưỡi nói riêng trở nên nhạy cảm khi sức đề kháng suy giảm. Điều này khiến cho mỗi lần vệ sinh, bệnh nhân cần tìm hiểu cách chăm sóc răng miệng cho bệnh nhân mắc ung thư lưỡi để không tác động xấu lên bệnh.

1. Đánh răng

Trong giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng bệnh ung thư lưỡi chưa rõ rệt. Các cơn đau, viêm, chảy máu không có tác động quá mạnh mẽ lên lưỡi bệnh nhân. Đánh răng vẫn có thể được coi như một phương pháp chăm sóc răng miệng cho bệnh nhân mắc ung thư lưỡi hữu hiệu.

Sau bữa ăn 30 phút, bệnh nhân có thể đánh răng và lưỡi nhẹ nhàng bằng bàn chải đánh răng mềm, nhỏ. Nếu dùng bàn chải loại này vẫn đau, bệnh nhân có thể chuyển sang dùng các loại bàn chải siêu mềm. Một vài loại bàn chải siêu mềm bạn có thể tham khảo như:

Cứ sau khoảng 3 – 4 tháng (hoặc sớm hơn nếu cần), bệnh nhân nên thay đổi bàn chải đánh răng.

Các loại kem đánh răng được khuyên dùng trong quá trình chăm sóc răng miệng cho bệnh nhân mắc ung thư lưỡi thường chứa fluoride hoặc baking soda với fluoride. Nếu bệnh nhân đang điều trị cao huyết áp cùng thời điểm, các loại kem đánh răng này nên cân nhắc trước khi sử dụng.

Nếu bạn có dùng răng giả, chân răng giả thì hãy nhớ lấy chúng ra làm sạch mỗi khi vệ sinh răng miệng. Mỗi khi ngủ, các dụng cụ cũng nên được lấy ra. Nếu sau một thời gian sử dụng, các dụng cụ vẫn vừa vặn và không gây kích ứng gì nguy hại, bệnh nhân có thể tiếp tục dùng. Nếu có bất cứ kích thích gì, ngay lập tức cần mang nó ra khỏi miệng ngay lập tức.

2. Xỉa răng

Xỉa răng bằng tăm hoặc các dụng cụ sắc nhọn luôn không được khuyến khích sử dụng bởi những nguy hại nó mang theo. Nhưng xỉa răng bằng chỉ nha khoa lại hoàn toàn trái ngược, kể cả với quá trình chăm sóc răng miệng cho bệnh nhân mắc ung thư lưỡi.

Bệnh nhân có ung thư lưỡi hãy rèn thói quen xỉa răng bằng chỉ nha khoa không bôi trơn mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ. Thói quen này sẽ giúp loại bỏ các mảng bám trên răng rất thuận lợi.

3. Súc miệng

Súc miệng là phương pháp chăm sóc răng miệng cho bệnh nhân mắc ung thư lưỡi đơn giản nhất.

Khi triệu chứng bệnh ung thư lưỡi bắt đầu chuyển sang thể nặng, việc đánh răng hầu như không còn hiệu quả. Thậm chí, nó còn có nguy cơ làm bệnh tình thêm nặng. Lúc này, cần tập trung chuyển sang dùng các loại nước súc miệng để việc chăm sóc răng miệng cho bệnh nhân mắc ung thư lưỡi không bị ảnh hưởng.

Với các loại nước súc miệng đơn giản, bệnh nhân có thể tự chuẩn bị:

- 1 lít nước (khoảng 4 cốc nước) hòa với 1 muỗng cà phê muối và 1 muỗng cà phê baking soda.

- 1 lít nước hòa với 1 muỗng cà phê muối

- 1 lít nước hòa với 1 muỗng cà phê baking soda

Súc miệng đúng cách

Nếu không thể chuẩn bị các loại nước súc miệng trên, bệnh nhân có thể mua một vài loại nước súc miệng không chứa đường hoặc cồn phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Khi đã lựa chọn được loại nước súc miệng phù hợp, bệnh nhân nên sử dụng đúng cách dựa trên một vài lưu ý dưới đây:

- Súc miệng trong vòng 15 tới 30 giây rồi nhổ ra ngay.

- Hãy để nước súc miệng ở nơi khô thoáng để khi sử dụng nó đang ở nhiệt độ bình thường. Tránh sử dụng nước súc miệng quá lạnh hoặc quá nóng.

- Không dùng nước súc miệng chứa hydro peroxide trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ.

- Trong trường hợp y tá yêu cầu tưới nước vào miệng, bệnh nhân cần thực hiện đúng các bước chỉ dẫn của y tá.

- Đa số bệnh nhân ung thư lưỡi đều gặp vấn đề về ăn uống, bệnh nhân cần chú ý giữ sạch sẽ và độ ẩm cho miệng để phòng ngừa các trường hợp viêm nhiễm.

Trước khi bước vào quá trình chăm sóc, bệnh nhân nên tới thăm khám các trung tâm y tế chuyên môn. Chu kỳ thăm khám khoảng 6 tháng/lần. Nếu có biểu hiện gì khác lạ thì bệnh nhân cần đi kiểm tra ngay lập tức.


Tác giả: Quang Anh