Hướng dẫn chăm sóc người bị ngộ độc thực phẩm

Hướng dẫn chăm sóc người bị ngộ độc thực phẩm
Sau khi ngộ độc thực phẩm xảy ra, chăm sóc người bị ngộ độc thực phẩm đúng cách sẽ giúp quá trình bình phục diễn ra an toàn và hiệu quả. Chính vì thế, cả bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cần phải được trang bị các kiến thức về chăm sóc người bệnh sau ngộ độc thực phẩm.

Đối với bệnh nhân ngộ độc thực phẩm, quá trình chăm sóc sau khi ngộ độc thực phẩm xảy ra đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phục hồi của người bệnh. Do đó, cả người bệnh và người nhà cần phải nắm được các nguyên tắc cơ bản trong chăm sóc người bị ngộ độc để đảm bảo quá trình chăm sóc người bệnh diễn ra an toàn và hiệu quả.

1. Giúp bệnh nhân bổ sung nước khi ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy,... có thể khiến cơ thể bệnh nhân bị mất nước và các chất điện giải cũng bị thất thoát. Chính vì thế, trong quá trình chăm sóc người bị ngộ độc thực phẩm cần phải đặc biệt chú ý vấn đề bồi phụ nước và chất điện giải cho người bệnh.

Mất nước và chất điện giải không được xử lý đúng cách có thể gây nên giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn các hoạt động bình thường của cơ thể như sự co cơ, cơ chế điều hòa nhịp tim,...

Người bệnh nên được cho uống nhiều nước hơn. Nước sử dụng có thể là nước lọc thông thường nhưng tốt hơn nên cho bệnh nhân sử dụng các loại nước có chứa các chất điện giải (nước đường có thêm muối, nước dừa, nước canh, dung dịch bổ sung điện giải Oresol) để vừa bù nước vừa bổ sung các chất điện giải cho bệnh nhân.

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số Phương pháp bù nước khi bị ngộ độc thực phẩm để bù nước cho người bị ngộ độc thực phẩm.

Hướng dẫn chăm sóc người bị ngộ độc thực phẩm - Ảnh 1.

Cần chú trọng bù nước và điện giải trong chăm sóc người bị ngộ độc thực phẩm (Ảnh: Internet)

2. Chăm sóc người bị ngộ độc thực phẩm với chế độ dinh dưỡng hợp lý

Một nội dung cực kỳ quan trọng khác trong chăm sóc người bị ngộ độc thực phẩm chính là phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Các triệu chứng tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy,... có thể khiến bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu. Việc cho bệnh nhân sử dụng quá sớm trong vài giờ đầu có thể khiến các triệu chứng ngộ độc thực phẩm của bệnh nhân tăng lên và gây khó chịu nhiều hơn cho người bệnh.

Trong chăm sóc người bị ngộ độc thực phẩm, người bệnh chỉ nên bắt đầu được cho ăn uống trở lại khi mà các triệu chứng tiêu hóa của người bệnh đã trở nên ổn định và đã thoái lui một cách tương đối (thông thường là ít nhất vài giờ sau khi ngộ độc thực phẩm xảy ra). Những loại thức ăn nên được sử dụng phải các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, dễ hấp thu chẳng hạn như ngũ cốc, bánh mì nướng, cháo, súp,... Nhưng điều quan trọng là vẫn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm dinh dưỡng cho người bệnh và phải duy trì được nhu cầu năng lượng cần thiết cho người bệnh.

Nên tránh sử dụng các loại thức ăn thô cứng, các loại gia vị cay nóng, nước có gas, rượu, cafe,... bởi chúng có thể khiến ngộ độc thực phẩm ở bệnh nhân biểu hiện tồi tệ hơn. Đồng thời cũng nên hạn chế sử dụng sữa hoặc sản phẩm từ sữa trong thực đơn khi chăm sóc người bị ngộ độc thực phẩm, sự thiếu hụt men lactase có thể khiến sữa không thể được tiêu hóa.

Bạn cần biết tới 5 Nguyên tắc ăn uống sau ngộ độc thực phẩm để bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người đang bị ngộ độc.

Hướng dẫn chăm sóc người bị ngộ độc thực phẩm - Ảnh 3.

Cần có chế độ dinh dưỡng thích hợp khi chăm sóc người bị ngộ độc thực phẩm (Ảnh: Internet)

3. Không tự ý dùng thuốc tiêu chảy cho người ngộ độc thực phẩm

Tiêu chảy thường xuyên xảy ra ở bệnh nhân ngộ độc thực phẩm, thậm chí tiêu chảy có thể xảy ra liên tục. Do đó, người bệnh thường sẽ tìm các biện pháp để ngăn tiêu chảy xảy ra, và cách hiệu quả hàng đầu chính là sử dụng thuốc tiêu chảy.

Nhưng sự thực thì tiêu chảy khi bị ngộ độc thực phẩm vốn là một phản ứng bảo vệ tích cực của cơ thể. Nó giúp cơ thể tống xuất các nguyên nhân gây ngộ độc còn tồn dư trong đường tiêu hóa ra khỏi cơ thể và giúp ngộ độc thực phẩm nhanh chóng khỏi hơn. Việc sử dụng các thuốc tiêu chảy có thể giảm bớt các triệu chứng do ngộ độc thực phẩm, tuy nhiên điều này lại khiến cho các nguyên nhân gây ngộ độc tồn lưu trong đường tiêu hóa lâu hơn và ngộ độc trở nên nghiêm trọng hơn.

Vì thế, khi chăm sóc người bị ngộ độc thực phẩm cần lưu ý tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc tiêu chảy khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.

4. Tái tạo hệ vi khuẩn đường ruột cho bệnh nhân ngộ độc thực phẩm

Hoạt động tiêu hóa của cơ thể diễn ra bình thường nhờ sự tham gia của nhiều thành phần, trong đó đóng vai trò hết sức quan trọng là các vi khuẩn có lợi cộng sinh trong đường ruột. Khi ngộ độc thực phẩm xảy ra, các vi khuẩn có lợi có thể bị tổn thương và các vi khuẩn gây hại chiếm ưu thế. Điều này khiến cho các hoạt đông tiêu hóa bình thường lâu bình phục hơn.

Do đó, bổ sung thêm các loại vi khuẩn có lợi trong quá trình chăm sóc người bị ngộ độc thực phẩm cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự bình phục của bệnh nhân. Bệnh nhân có thể được cho sử dụng men tiêu hóa hoặc sữa chua chứa lợi khuẩn,... để giúp tái tạo lại hệ vi khuẩn đường ruột.

Hướng dẫn chăm sóc người bị ngộ độc thực phẩm - Ảnh 3.

Sữa chua hoặc men tiêu hóa có thể giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột sau ngộ độc thực phẩm (Ảnh: Internet)

5. Phòng chống lây nhiễm ngộ độc thực phẩm

Nôn mửa và tiêu chảy vừa là triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhưng cũng vừa là cách mà các tác nhân gây ngộ độc thực phẩm được thải ra từ cơ thể bệnh nhân, lây lan ra môi trường và có thể gây ngộ độc cho người lành nếu có cơ hội, điều này đặc biệt đúng với ngộ độc thực phẩm gây ra do nguyên nhân ký sinh trùng.

Điều này khiến cho vấn đề dự phòng lây nhiễm khi chăm sóc người bị ngộ độc thực phẩm cũng cần được quan tâm nhiều hơn. Các biện pháp dự phòng lây truyền bao gồm:

- Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên sau khi chăm sóc người bị ngộ độc thực phẩm và trước khi chế biến thức ăn.

- Vật dụng cá nhân của bệnh nhân (quần áo, ga trải giường,...) cần được làm sạch và khử khuẩn bằng nước nóng hoặc chất diệt khuẩn.

- Sử dụng chất tẩy trùng, tẩy uế để làm sạch các khu vực sinh hoạt của bệnh nhân ngộ độc thực phẩm, tránh lây lan ngộ độc. Nắm rõ những nguyên tắc bảo quản thực phẩm này để tránh ngộ độc thức ăn.

6. Thông báo về tình trạng ngộ độc thực phẩm của bệnh nhân

Khi một người bệnh bị ngộ độc thực phẩm, điều mà người bệnh và người nhà nên làm chính là cần phải báo cáo tình trạng ngộ độc thực phẩm của người bệnh đến với các cơ quan quản lý.

Vấn đề báo cáo tình trạng ngộ độc thực phẩm của bệnh nhân có ý nghĩa quan trọng đối với việc quản lý, xác định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và có thể dự phòng nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm khác trước khi chúng xảy ra.

7. Đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế nếu cần thiết

Không phải trường hợp bệnh nhân ngộ độc thực phẩm nào cũng cần phải đến bệnh viện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh nhân có thể sẽ cần đến một sự can thiệp y tế thực sự tại bệnh viện. Do vậy, cần phải nắm được các tình huống khẩn cấp khi chăm sóc người bị ngộ độc thực phẩm để có thể đưa bệnh nhân đến cơ ở y tế kịp thời, tránh nguy hiểm cho người bệnh.

Hướng dẫn chăm sóc người bị ngộ độc thực phẩm - Ảnh 4.

Người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám nếu có các dấu hiệu nặng của ngộ độc thực phẩm (Ảnh: Internet)

Các trường hợp người bệnh ngộ độc thực phẩm cần được đưa đến bệnh viện để điều trị:

- Người bệnh khát nước quá mức, nôn mửa hoặc tiêu chảy quá nhiều lần không giảm.

- Nước tiểu của người bệnh ít, sẫm màu hoặc không đi tiểu.

- Nhịp tim của bệnh nhân trở nên rối loạn, không đều.

- Khi có sự xuất hiện của cảm giác choáng váng, yếu ở bệnh nhân.

- Nôn ra máu hoặc đi cầu ra máu.

- Người bệnh sốt cao.

Trên đây là một số nội dung cơ bản cần nhớ trong chăm sóc người bị ngộ độc thực phẩm. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình chăm sóc, hãy liên hệ ngay với bác sĩ ngay khi có các biểu hiện của ngộ độc thực phẩm để được hướng dẫn đầy đủ và cụ thể nhất.

Nguồn tham khảo: http://www.unsafefoods.com/2017/08/30/2936/


Tác giả: QN