Hướng dẫn cách phòng tránh viêm VA cho trẻ

Hướng dẫn cách phòng tránh viêm VA cho trẻ
Mặc dù viêm VA không thể phòng ngừa hoàn toàn nhưng bằng một số biện pháp, mọi người có thể làm giảm nguy cơ viêm VA, đặc biệt đối với những người bị viêm VA mãn tính. Vậy cách phòng tránh viêm VA như thế nào?

VA là một mảng mô cao nằm trong cổ họng, ngay phía sau mũi. Mảng mô này cùng với amidan là một phần của tế bào bạch cầu. Hệ thống bạch cầu có nhiệm vụ loại bỏ nhiễm trùng và giữ cho chất lỏng cơ thể được cân bằng. Tuy nhiên, khi các vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng và mũi, tấn công vào cơ thể với số lượng lớn thì các tế bào bạch cầu không đủ sức chống đỡ. Từ đó, các vi trùng vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi gây nên tình trạng viêm VA.

VA thường co lại sau khoảng 5 tuổi và đến tuổi thiếu niên gần như chúng biến mất. Vì vậy, bệnh lý này thường phổ biến ở trẻ em. Nhiều người thường thắc mắc: Viêm VA phòng ngừa được không? Phòng ngừa bằng cách nào?

1. Dấu hiệu nhận biết viêm VA ở trẻ

Triệu chứng viêm VA khá giống với các bệnh đường hô hấp trên, các triệu chứng điển hình như:

- Sốt

- Đau họng, chán ăn, đau tai

- Ngạt mũi nên dẫn tới tình trạng thở bằng miệng. Điều này cũng gây nên những hiện tượng như: Khô miệng hay miệng có mùi hôi, nứt nẻ môi.

- Ngủ ngáy

- Trẻ hay giật mình khi ngủ

Hướng dẫn cách phòng tránh viêm VA cho trẻ - Ảnh 2.

Trẻ bị viêm VA thường có các triệu chứng như sốt, ngạt mũi, ngủ ngáy, đau họng (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

"Càng chăm con càng ốm nặng hơn": Mẹ đã mắc sai lầm thường gặp này

Corticoid ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ sơ sinh như thế nào?

2. Làm thế nào để chẩn đoán viêm VA?

Để chẩn đoán viêm VA, trước hết, các bác sĩ sẽ dựa vào những triệu chứng lâm sàng và hỏi về tiền sử của trẻ. Sau đó, bác sĩ có thể kiểm tra khái quát vùng tai, mũi, họng của trẻ. Tùy thuộc vào kết quả kiểm tra mà bác sĩ sẽ chỉ định cha mẹ cho con thực hiện các xét nghiệm tiếp theo.

Vì vòm họng cao hơn cổ họng nên bác sĩ không thể dựa và triệu chứng thực thể. Do đó, để quan sát và chẩn đoán chính xác bệnh vùng VA, bác sĩ cần:

- Dùng gạc sạch để lấy mẫu vi khuẩn.

- Tiến hành nội soi

- Xét nghiệm máu để xác minh đó là vi khuẩn hay virus gây nên tình trạng viêm.

- Chụp X-quang để kiểm tra kích thước và mức độ viêm nhiễm.

Trong trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ yêu cầu kiểm tra nhịp thở, não bộ của trẻ khi ngủ để xác định hiện tượng ngưng thở của trẻ.

3. Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị viêm VA

Nếu điều trị kịp thời và đúng cách, trẻ bị viêm VA ít gặp các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, để tình trạng bệnh kéo dài và phương pháp điều trị không phù hợp có thể chuyển thành viêm VA mạn tính gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ.

Một số biến chứng có thể gặp phải khi bị viêm VA như:

- Biến chứng liên quan đến tai: Viêm tai giữa, viêm tai ứ mủ, … do dịch viêm ở mũi lây lan đến tai thông qua lỗ vòi tai. Biến chứng viêm VA thường gây ra các bệnh về tai khiến người bệnh không cảm nhận được đau đớn nhưng lại làm giảm mức thính lực ở tai gây ảnh hưởng đến khả năng nghe và học tập của trẻ.

- Biến chứng ở mũi: Viêm VA mạn tính gây nên tình trạng viêm xoang mũi. Nếu tình trạng trên không được điều trị đúng cách có thể gây ra những biến chứng nặng hơn như viêm thanh quản, viêm tấy tổ chức hốc mắt, viêm phổi, viêm phế quản, … Trong trường hợp trẻ bị viêm xoang mũi và bị viêm amidan quá phát, có thể dẫn đến tình trạng ngưng thở khi ngủ. Khi bệnh kéo dài có thể gây ra biến chứng suy hô hấp, nguy hiểm đến tính mạng trẻ.

- Dị dạng sọ mặt: Viêm VA mãn tính làm trẻ phải thường xuyên thở bằng miệng. Nếu tình trạng viêm kéo dài qua nhiều năm sẽ khiến mũi bé và tẹt hơn, mặt dài, trán dô, ...

Hướng dẫn cách phòng tránh viêm VA cho trẻ - Ảnh 3.

Viêm VA có thể gây ra các biến chứng liên quan đến tai, mũi, họng hoặc biến dạng khuôn mặt (Ảnh: Internet)

4. Cách phòng tránh viêm VA cho trẻ

Viêm VA không thể phòng tránh hoàn toàn nhưng có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh bằng một số biện pháp như:

- Giữ vệ sinh vùng mũi họng nhằm ngăn ngừa vi khuẩn, virus xâm nhập, tránh được các bệnh liên quan đến tai mũi họng.

- Khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên với xà phòng và không cho tay lên mắt, mũi, miệng, phòng ngừa virus, vi khuẩn tấn công.

- Giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh cho trẻ tiếp xúc với hóa chất, khói bụi, ...

- Tăng cường sức đề kháng cho con bằng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, thói quen sinh hoạt lành mạnh.

- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, tránh những nơi đông người

- Không nên cho trẻ tiếp xúc với những người có dấu hiệu viêm đường hô hấp trên như ho, sổ mũi, ngạt mũi, ...

- Khi thời tiết chuyển mùa hay giao mùa cần giữ ấm vùng đầu, cổ, hai bàn chân cho trẻ.

Đối với những trẻ bị viêm VA mạn tính, việc kiểm soát bệnh cũng là điều cần thiết. Cha mẹ nên duy trì các biện pháp trên để bảo vệ trẻ, phòng ngừa bệnh tái phát.

Trên đây là những thông tin và biện pháp phòng ngừa viêm VA. Nhìn chung, khi trẻ có những dấu hiệu viêm VA, cha mẹ nên đưa con tới bệnh viện để được thăm khám và có hướng điều trị phù hợp, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.

Nguồn tham khảo: 

1. Enlarged Adenoids

2. Tonsils and Adenoids


Tác giả: hangvt