Viêm gan A là bệnh do virus viêm gan A gây nên khiến người bị bệnh có thể bị giảm chức năng gan. Bệnh có các dấu hiệu, triệu chứng là: Mệt mỏi; buồn nôn, nôn; đau bụng hoặc đau tức, khó chịu ở vùng bụng trên bên phải, bên dưới xương sườn; chán ăn; sốt nhẹ; nước tiểu sẫm màu; đau cơ; ngứa; vàng da; vàng mắt… Bệnh viêm gan A là một bệnh dễ lây nhưng khi điều trị có thể hồi phục hoàn toàn.
Tại Việt Nam, bệnh lưu hành rải rác, tập trung ở một số tỉnh khu vực Tây Nguyên, đặc biệt là nơi có điều kiện vệ sinh kém.
Virus viêm gan A có thể tồn tại trong mọi nơi trong thức ăn, nước uống, bể bơi, đồ dùng gia đình, vật dụng sinh hoạt cá nhân, trong môi trường đất, nước…
Ở người nhiễm bệnh, virus viêm gan A được tìm thấy trong nước bọt, nước tiểu, nhưng nhiều nhất vẫn là trong phân người có bệnh.
Liên quan đến bệnh viêm gan A, vừa qua, một số phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin về việc 13 người Úc đã được chẩn đoán nhiễm viêm gan A sau khi ăn hỗn hợp trái cây đông lạnh của Công ty Patties Foods được trồng tại Chilê và Trung Quốc, đóng gói tại một nhà máy ở Trung Quốc.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có Công văn gửi Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đề nghị rà soát và có các biện pháp kiểm soát các sản phẩm liên quan nói trên khi cần thiết.
Tiêm phòng vắc xin để phòng viêm gan A. Ảnh minh họa
Viêm gan A là do nhiễm virus viêm gan A. Các virus viêm gan thường lây lan khi một người ăn lượng nhỏ các chất bị ô nhiễm. Viêm gan siêu vi A lây nhiễm vào các tế bào gan và viêm gây ra. Các viêm nhiễm có thể làm giảm chức năng gan và gây ra các dấu hiệu và triệu chứng của viêm gan A.
Bệnh viêm gan A chủ yếu lây qua đường tiêu hóa (đường phân - miệng), hiếm khi lây qua đường máu vì có rất ít virus viêm gan A trong máu.
Bệnh lây qua các đường chính sau: Ăn thức ăn, thực phẩm bị nhiễm mầm bệnh; uống nước bị nhiễm bệnh, bơi lội trong ao hồ, bể bơi bị nhiễm bệnh; ăn chung thức ăn, sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân (vật dụng ăn uống, khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, xô, chậu…) với người có bệnh.
Tuy nhiên không ít các bệnh nhân có thể tiến triển viêm gan cấp tính nặng, gọi là thể tối cấp, có thể dẫn tới tử vong. Đặc biệt trong số những người đang nhiễm một loại virus viêm gan mãn như viêm gan B hoặc viêm gan C, nếu nhiễm thêm vi rút viêm gan A, có nguy cơ cao hơn tiến triển thành viêm gan thể tối cấp.
Mặc dù số đông những người nhiễm virus viêm gan A không tiến triển thành bệnh, sau đó vẫn đáp ứng sinh kháng thể, nhưng vì mức độ dễ lây nhiễm và nếu không may tiến triển thành thể cấp tính và tối cấp thì rất nguy hiểm, tiêm phòng chủ động viêm gan A vẫn là cần thiết. Đặc biệt ở những người đang nhiễm virus viêm gan B hoặc C, càng cần tiêm vắc xin viêm gan A.
Ngoài ra, trong trường hợp hiếm, viêm gan A có thể gây suy gan cấp tính, mất chức năng gan xảy ra đột ngột. Những người có nguy cơ biến chứng cao nhất này bao gồm những người có bệnh gan mãn tính và người lớn tuổi. Suy gan cấp tính đòi hỏi phải nhập viện để theo dõi và điều trị.
Cục Y tế dự phòng thuộc Bộ Y tế đưa ra cách phòng tránh bệnh viêm gan A trên website của Cục. Đó là:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và chế biến thức ăn. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, nguồn nước.
- Xử lý tốt phân, chất thải của người bệnh, rác thải, nước thải.
- Thực hiện ăn chín, uống chín.
- Không dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân (vật dụng ăn uống, khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, xô, chậu…) với người có bệnh.
- Tiêm phòng vắc xin phòng viêm gan A.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ nếu đang ở các vùng có bệnh viêm gan A phát sinh ổ dịch xảy ra, có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách lột và rửa tất cả các loại trái cây tươi và rau quả không ăn những thực phẩm mà nấu chưa chín. Uống nước đóng chai và cũng có thể sử dụng nó khi đánh răng.