Cận thị là tình trạng các tia sáng đi vào mắt hội tụ trước võng mạc, thay vì hội tụ trên võng mạc, làm các hình ảnh gửi đến não bị nhòe mờ. Điều này xảy ra khi trục nhãn cầu quá dài hoặc do giác mạc quá cong, hoặc do cả 2 yếu tố trên. Dựa vào khái niệm này, các bác sĩ sẽ phân loại cận thị dựa vào khiếm khuyết cấu trúc của mắt.
Là trường hợp cận thị xảy ra do trục nhãn cầu dài hơn bình thường khiến cho tia sáng hội tụ ở trước võng mạc, thay vì ở trên nó.
Là trường hợp cận thị xảy ra do sự thay đổi cấu trúc hoặc vị trí các thành phần của mắt (như giác mạc hoặc thủy tinh thể). Thường gặp nhất là tình trạng bán kính cong của giác mạc quá lớn. Điều này khiến cho công suất của giác mạc và/hoặc thể thủy tinh cao bất thường, làm cho các tia sáng hội tụ không đúng chỗ.
Hay còn gọi là cận thị đơn thuần. Là trường hợp cận thị xảy ra do nguyên nhân chủ yếu ở chế độ sinh hoạt và một phần do di truyền. Cận thị nguyên phát thường có độ cận nhỏ hơn 6 Điốp. Bệnh phát triển dần qua nhiều năm và ngừng ở một mức nhất định.
Nếu như cận thị nguyên phát có nguyên nhân khá mơ hồ và khó xác định rõ ràng. Thì phân loại cận thị thứ phát có nguyên nhân cơ bản rõ ràng và đáng tin cậy hơn nhiều. Nó thường xảy ra do:
- Chịu tác dụng phụ của một số loại thuốc.
- Do các hội chứng toàn thân.
- Biến chứng từ các bệnh khác như bệnh về giác mạc, bệnh thủy tinh thể, bệnh tiểu đường,.....
Cận thị thứ phát là phân loại cận thị hiếm gặp, có thể xác định được nguyên nhân trực tiếp. Tuy nhiên, các nguyên nhân này không phải là yếu tố nguy cơ gây cận thị phổ biến được cộng đồng công nhận.
Là tình trạng mắt có thị lực kém vào ban đêm hoặc ở nơi có ánh sáng yếu. Trong khi vào ban ngày, khi có đủ ánh sáng, mắt vẫn có thị lực bình thường. Nguyên nhân thường là do đục thủy tinh thể hoặc mắt thiếu dưỡng chất trầm trọng.
Là tình trạng mắt tạm thời không nhìn rõ, nhưng có thể hồi phục nếu được nghỉ ngơi đủ. Cận thị giả xảy ra khi cơ thể mi bị co cứng, làm ảnh hưởng đến khả năng điều tiết của mắt. Nguyên nhân dẫn đến cận thị giả thường là do mắt phải làm việc quá độ trong thời gian dài.
Hay còn gọi là phân loại cận thị theo định lượng. Cách phân loại cận thị này đề cập riêng lẻ từng mắt, và không bao hàm yếu tố kỹ thuật y khoa.
Để đo mức độ cận thị của mắt, các bác sĩ dùng đơn vị Diop. Diop là đơn vị đo độ cong của thấu kính. Số diop càng cao chứng tỏ mắt cận càng nặng. Chúng thường được kí hiệu là -D ám chỉ là thấu kính phân kỳ dành cho người cận thị. Khác với +D là kí hiệu cho thấu kính hội tụ, thường dành cho người viễn thị. Tật cận thị được xác định khi mắt có số độ là từ -0,5D.
Phân loại cận thị theo mức độ được tính như sau:
- Cận thị nhẹ là dưới -3,00D.
- Cận thị trung bình là từ -3,00 đến -6,00D.
- Cận thị nặng là trên -6,00D.
- Cận thị bệnh lý: Hay còn được gọi là cận thị thoái hóa. Là tình trạng mắt bị cận rất nặng. Bán phần sau của nhãn cầu bị thoái hóa dẫn đến thay đổi cấu trúc như giãn lồi cực sau. Mắt không ổn định và liên tục tăng độ cận. Trường hợp này rất dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như thoái hóa võng mạc và hoàng điểm, bong võng mạc, lác mắt, glôcôm,.... Thậm chí là gây mất thị lực.
Ngoài những phân loại cận thị trên, để ngăn chặn tật cận thị gia tăng trong cộng đồng tốt hơn. Các nhà nghiên cứu còn đưa ra khái niệm tiền cận thị, chủ yếu áp dụng trên đối tượng là trẻ em. Đây là trạng thái khúc xạ của mắt lớn hơn -0,5D và nhỏ hơn -0,75D. Kết hợp quan sát với các yếu tố rủi ro khác để xác định nguy cơ phát triển cận thị trong thương lai. Từ đó có những biện pháp can thiệp và phòng ngừa kịp thời.
Nguồn tham khảo: https://myopiainstitute.org/wp-content/uploads/2020/09/IMI-Defining-and-Classifying-Myopia-Report_FINAL-VIET.pdf