Đường lược là đường chạy dọc theo chiều dài của ống hậu môn, chia niêm mạc ống hậu môn thành 2 vùng khác nhau. Vùng niêm mạc nằm trên đường lược không tồn tại các dây thần kinh, nên không có cảm giác đau. Vùng niêm mạc phía dưới đường lược có tồn tại các dây thần kinh, nên có thể xuất hiện cảm giác đau.
Nếu các búi trĩ nằm phía trên đường lược thì được gọi là trĩ nội. Nếu các búi trĩ nằm phía dưới đường lược thì được gọi là trĩ ngoại. Bác sĩ thường dựa và vị trí của búi trĩ để phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại.
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội và trĩ ngoại đều liên quan đến các tĩnh mạch.
Bệnh trĩ nội thường do các tĩnh mạch ở hậu môn phải chịu áp lực quá lớn, khiến cho các tĩnh mạch bị tổn thương, căng phồng lên. Dần dần các tĩnh mạch bị suy yếu, giảm khả năng đàn hồi, tạo thành những búi trĩ nằm bên trong hậu môn. Táo bón là một nguyên nhân phổ biến của bệnh trĩ nội, nhưng bạn có thể không nhận thấy bất kỳ cơn đau nào vì có rất ít dây thần kinh được tìm thấy ở khu vực trực tràng.
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại thường là do các tĩnh mạch ở hậu môn bị tắc nghẽn do bị chèn ép quá mức, hoặc do hậu môn bị viêm nhiễm nặng, tạo điều kiện thuận lợi cho các búi trĩ xuất hiện.
Vì nguyên nhân và vị trí hình thành búi trĩ khác nhau, nên các triệu chứng của trĩ nội và trĩ ngoại cũng rất khác nhau:
- Bệnh trĩ ngoại thường có các biểu hiện rõ ràng hơn, đặc trưng là xung quanh hậu môn bị phình hoặc sưng to. Trĩ ngoại làm cho hậu môn bị ngứa, sưng và khó chịu, nhiều khi là đau rát.
- Trong khi trĩ ngoại biểu hiện rõ ràng hơn, thì trĩ nội lại phổ biến hơn. Trên thực tế, mọi người đều bị trĩ nội , nhưng chúng không phải là vấn đề đáng quan tâm cho đến khi các mạch máu trong trực tràng bị sưng lên và các mô bắt đầu lỏng ra. Triệu chứng phổ biến của trĩ ngoại là chảy máu khi đi đại tiện.
Khi bệnh tiến triển nặng, các búi trĩ nội có thể biểu hiện ra bên ngoài hậu môn dưới dạng trĩ sa. Do vậy, việc tự phân biệt triệu chứng trĩ nội và trĩ ngoại thường khó chính xác. Bác sĩ, cùng các thiết bị y tế, có thể xác định chính xác xem bạn bị trĩ ngoại hay trĩ nội bị sa.
Có nhiều lựa chọn điều trị có sẵn cho cả bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Bước đầu tiên là bạn cần gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác rằng bạn thực sự mắc bệnh trĩ, và xác định loại trĩ. Khi bạn đã nhận được chẩn đoán rằng bạn mắc bệnh trĩ, bạn có thể tìm hiểu và so sánh các lựa chọn điều trị. Hầu hết những người mắc bệnh trĩ ngoại cũng mắc bệnh trĩ nội và việc điều trị có thể giống nhau.
Phương pháp không phẫu thuật là ưu tiên trong điều trị trĩ nội và trĩ ngoại. Bác sĩ sẽ sử dụng bộ lọc sử dụng 1 lần để thắt 1 dải cao su nhỏ quanh gốc búi trĩ không có dây thần kinh, cắt đứt nguồn cung cấp máu, làm các búi trĩ co lại và rơi ra. Việc này thường mất vài ngày. Đây là phương pháp có hiệu quả cao trong việc giảm các triệu chứng khó chịu và đau đớn mà bệnh nhân có thể gặp phải. Và trong hầu hết các trường hợp, đó là một giải pháp lâu dài.
Bệnh trĩ, dù là bên trong hay bên ngoài hậu môn, hiếm khi tự khỏi. Nếu không được điều trị, bệnh trĩ có thể tiến triển nặng và trở nên khó điều trị hơn, có thể đến mức phải phẫu thuật. Nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh trĩ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Càng điều trị sớm, bạn sẽ càng nhanh chóng có thể hòa nhập với cuộc sống.