Cúm là bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, khi trẻ sốt, đau nhức cơ thể, chảy nước mũi và đau họng, … đây không chỉ là triệu chứng của cúm mà có thể con bạn đang nhiễm virus Adenovirus.
Theo Amesh Adalja, MD, bác sĩ bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm An ninh Y tế Đại học Johns Hopkins cho biết: "Nếu bạn có các triệu chứng về đường hô hấp trên, hầu như không ai có thể phân biệt được Adenovirus và cúm nếu không làm xét nghiệm."
Mặc dù Adenovirus là bệnh ít phổ biến hơn cảm cúm, nhưng tỷ lệ trẻ em mắc bệnh khá nhiều. Hầu hết trẻ em đã từng bị nhiễm Adenovirus ít nhất một lần vào năm 10 tuổi.
Cảm cúm là một bệnh đường hô hấp do nhiễm vi-rút. Cúm A và B là 2 chủng phổ biến, gây thành các đợt dịch. Cúm C thường có các triệu chứng nhẹ hơn.
Khi bị cảm cúm, trẻ em thường có các triệu chứng tương tự như người lớn nhưng có thể kèm theo các triệu chứng tiêu hóa, chẳng hạn như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy, cụ thể hơn:
- Khó thở
- Thở nhanh
- Mặt hoặc môi hơi xanh
- Đau ngực hoặc xương sườn kéo vào trong khi thở
- Đau nhức dữ dội
- Mất nước, ví dụ, không đi tiểu trong 8 giờ và khóc không có nước mắt
- Thiếu tỉnh táo hoặc tương tác với người khác
- Sốt trên 38 độ
- Ho, sổ mũi, nghẹt mũi
- Chán ăn
Đọc thêm:
- Thời điểm giao mùa trẻ dễ bị sốt virus, khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?
- Trẻ bị sốc sốt xuất huyết: Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí
Adenovirus là một nhóm vi rút thường gây ra các bệnh về đường hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường, viêm kết mạc, ung thư phổi, viêm phế quản hoặc viêm phổi. Ở trẻ em, Adenovirus thường gây nhiễm trùng đường hô hấp và đường ruột.
Đối với trẻ khi bị nhiễm Adenovirus, ngoài các triệu chứng khá giống cúm như sốt, ớn lạnh, ho, khó thở, trẻ xuất hiện nhiều triệu chứng liên quan đến các bệnh khác như:
- Nhiễm trùng đường hô hấp như ho, đau họng, viêm phổi, sốt cao (các triệu chứng có thể phát triển từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc)
- Nhiễm trùng đường ruột, dạ dày (các triệu chứng có thể phát triển 1 đến 2 ngày sau khi tiếp xúc); các triệu chứng thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi và có thể kéo dài 1 đến 2 tuần.
- Các triệu chứng của cảm lạnh thông thường - chảy nước mũi, sốt, ho, đau đầu, nôn mửa, …
- Tiêu chảy ra nước
- Viêm kết mạc như mắt đỏ, chảy nước mắt, đau mắt
- Sưng hạch bạch huyết
Nhìn chung, khi trẻ bị cảm cúm và nhiễm virus Adenovirus có nhiều triệu chứng tương đồng, tuy nhiên khi nhiễm virus Adenovirus có thể kèm theo bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường ruột, viêm kết mạc trong khi cảm cúm sẽ ít hơn nhưng không thể chẩn đoán chính xác bệnh qua dấu hiệu bên ngoài.
Vì vậy, khi trẻ có dấu hiệu sốt, ho, mệt mỏi kéo dài, tiêu chảy cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra bằng cách test nhanh qua phân hoặc test Realtime PCR mẫu bệnh phẩm dịch tỵ hầu.
Trẻ bị cảm cúm và Adenovirus có thể hồi phục nhanh chóng khi được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu chủ quan trong quá trình điều trị cho trẻ, dùng không đúng thuốc có thể làm bệnh tình nặng hơn, dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Trẻ em dưới 2 tuổi mắc cúm có nguy cơ cao bị các biến chứng như viêm phổi, mất nước và co giật, có thể dẫn đến tổn thương não. Tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, tiểu đường.
- Đối với trẻ em bị nhiễm virus Adenovirus có thể gây biến chứng rối loạn suy giảm miễn dịch, tăng huyết áp, thiếu hụt globulin miễn dịch A và những bệnh khác. Đặc biệt, một biến chứng nghiêm trọng của adenovirus đường ruột là lồng ruột với các triệu chứng như phân có máu, nôn mửa, sưng bụng, sức khoẻ yếu và hôn mê.
Để đảm bảo sức khoẻ cũng như giúp trẻ nhanh hồi phục, khi có các dấu hiệu sốt, ho, nghẹt mũi, đi ngoài, viêm kết mạc, … cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện kiểm tra.
Nếu điều trị cho trẻ tại nhà, nên chăm sóc con trẻ với chế độ dinh dưỡng phù hợp, cho con nghỉ ngơi và lưu ý những dấu hiệu bất thường. Nếu trẻ gặp một vài triệu chứng sau, nên đưa con đến cơ sở y tế một cách nhanh chóng:
- Sốt kéo dài trên 3 ngày
- Đi ngoài không thuyên giảm
- Không đáp ứng với các loại thuốc
- Ho nhiều, mệt lừ đừ
- Không chịu ăn trong nhiều ngày
- Nôn mửa
Cảm cúm và virus Adenovirus đều có thể lây qua giọt bắn, khi tiếp xúc với các đồ vật, bề mặt có chứa virus. Tuy nhiên, virus Adenovirus còn tồn tại ở cả phân người bệnh nên có thể lây qua tã bỉm, không rửa tay khi đi vệ sinh, …
Một số biện pháp sau được khuyến khích thực hiện giúp trẻ phòng ngừa cúm và virus Adenovirus:
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng, đặc biệt, sau khi tiếp xúc với các đồ vật, bề mặt ngoài công cộng.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài, nhất là hiện nay có rất nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra như covid-19, cúm A, … nên biện pháp này có thể bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm.
- Vệ sinh nhà ở thường xuyên, nếu có thành viên trong gia đình bị ho, sốt, hắt hơi, sổ mũi nên sát khuẩn thường xuyên các bề mặt, dụng cụ trong nhà.
- Giữ cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh bằng cách tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ vitamin và khoáng chất.
- Tiêm phòng cúm đầy đủ, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên có thể chích ngừa. Tuy nhiên đối với virus Adenovirus chưa có vaccine phòng ngừa.
Cảm cúm và bệnh do virus Adenovirus gây ra phổ biến ở trẻ em. Khi trẻ có các dấu hiệu sốt cao, ho, khó thở, khò khè, tiêu chảy cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện sớm để được chẩn đoán chính xác bệnh, từ đó có hướng điều trị phù hợp, phòng tránh các biến chứng nghiêm trọng xảy ra.
Nguồn tham khảo: Is It Really Flu? How Adenovirus Mimics Influenza