Nếu không lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản một cách chi tiết tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh nhân cụ thể thì việc chăm sóc và điều trị cho những bệnh nhân mắc viêm phế quản sẽ trở nên khó khăn hơn, dễ gặp phải những biến chứng nặng nề như viêm phổi, viêm màng phổi,… gây nguy hiểm tới tính mạng cũng như sức khỏe của người bệnh.
Bước đầu tiên khi tiến hành lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản đó chính là nhận định người bệnh. Nhận định càng cụ thể, càng chi tiết thì khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản càng trở nên đơn giản cũng như mang tính chính xác cao. Dưới đây là những vấn đề cần nhận định khi tiến hành lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản:
Đánh giá tổng quát chung về tình trạng của người bệnh từ họ tên, quê quán, tiền sử trước đây người bệnh đã từng mắc bệnh gì hay chưa,… Người nhận định cũng có thể đưa ra một số câu hỏi có tính chất mở để người bệnh trả lời giúp cho quá trình lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản trở nên đơn giản và mang tính khách quan hơn như:
- Khi nào người bệnh thấy các dấu hiệu bất thường như ho, sốt, chảy nước mũi, đờm nhiều,…
- Bệnh nhân đã bao giờ gặp phải tình trạng này hay chưa. Nếu có thì bệnh có mang tính chất theo mùa hay không, có thường xuyên lặp lại hay không?
- Thời gian trước khi có các dấu hiệu trên người bệnh có đến những nơi đông người như bệnh viện, trường học hay khu vui chơi giải trí hay không?
- Ngoài những dấu hiệu trên, bệnh nhân có thấy mũi, họng có điểm gì bất thường hay không?
Sau khi hỏi bệnh nhân một số câu hỏi để phục vụ cho quá trình lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản, người nhận định khám và tìm một số dấu hiệu đặc trưng của bệnh như sau:
- Giai đoạn viêm phế quản nhẹ chưa có các biến chứng nguy hiểm, người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu như sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, đau đầu sổ mũi, người bệnh ho khan, ho từng hơn có cảm giác nóng rát sau xương ức khi người bệnh ho,…
- Giai đoạn viêm phế quản nặng: Người bệnh có xuất hiện các dấu hiệu khó thở, nhịp thở nhanh, ho có nhiều đờm, đờm xanh,… Đối với những trường hợp bệnh nhân khó thở nhiều, bệnh nhân phải ngồi dậy để thở thì cần chú ý tới biến chứng viêm phổi hay tràn dịch màng phổi,…
Khi nhận định để lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản người nhận định cũng cần chú ý tới các kết quả cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác bệnh nhân có mắc viêm phế quản thực sự hay không, hay bệnh nhân mắc các bệnh lý khác như viêm phổi, viêm đường hô hấp trên,…
Sau bước nhận định, bước thứ 2 trong lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản đó chính là bước đưa ra mục tiêu chăm sóc cho người bệnh dựa trên những thông số cũng như những thông tin mà người Điều dưỡng viên dã thu thập được. Đối với những bệnh nhân viêm phế quản, một số mục tiêu điều trị cũng như chăm sóc được đưa ra như sau:
Tìm ra nguyên nhân gây viêm phế quản cũng như sử dụng thuốc điều trị tận gốc những nguyên nhân này.
- Sử dụng thuốc như thuốc long đờm, corticoid, các thuốc chống phù nề, làm giảm tiết dịch,…để cải thiện chức năng hô hấp cho người bệnh.
- Chăm sóc nâng cao sức đề kháng cũng như đảm bảo đủ dinh dưỡng để người bệnh nâng cao khả năng phòng chống bệnh tránh để bệnh tiến triển thành mãn tính.
- Đối với những bệnh nhân viêm phế quản mãn tính cần lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản để tăng cường khả năng hô hấp cũng như ngăn ngừa các biến chứng như suy tim, suy hô hấp cấp,…
Giáo dục sức khỏe cũng như giảm bớt lo lắng cho người bệnh.
Sau hai bước trong quá trình lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản, bước tiếp theo chính là tiến hành chăm sóc cho người bệnh. Các vấn đề chăm sóc cho bệnh nhân viêm phế quản cũng thay đổi tùy thuộc vào từng bệnh nhân cũng như mức độ bệnh. Nhưng có một số vấn đề chăm sóc mà Điều dưỡng viên cần chú ý bao gồm:
Tư thế người bệnh: Đặt người bệnh ở tư thế nằm ngửa có gối, trong trường hợp bệnh nhân có khó thở nhiều cần cho người bệnh nằm tư thế fowler để giúp người bệnh dễ thở hơn. Đồng thời, tiến hành vỗ rung lồng ngực cho người bệnh cũng như hướng dẫn người bệnh ho có hiệu quả.
Chăm sóc về dinh dưỡng: Cho người bệnh ăn thành nhiều bữa, tăng cường chất dinh dưỡng cũng như cho người bệnh uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước. Những người mắc viêm phế quản khi có khó thở, nhịp thở nhanh sẽ khiến cơ thể mất nước cũng như mất chất điện giải, chính vì thế việc bổ sung nước và điện giải cho những bệnh nhân này là vô cùng cần thiết.
Vệ sinh răng miệng: Trong quá trình lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản không thể bỏ qua bước tiến hành vệ sinh răng miệng cho người bệnh, điều này vừa giúp ngăn chặn được tình trạng bội nhiễm vừa giúp bệnh nhân ăn ngon miệng hơn.
Sử dụng thuốc cho người bệnh: Trong quá trình lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản, người Điều dưỡng cần phải chú ý tới mục thực hiện thuốc cho người bệnh viêm phế quản. Thuốc điều trị viêm phế quản có thể kể tới như thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm,…
- Tác dụng phụ của thuốc: Điều dưỡng viên cần nắm được những tác dụng phụ của thuốc cũng như tương tác thuốc để hướng dẫn cũng như giải đáp cho người bệnh. Khi tiến hành cho bệnh nhân uống thuốc cần hướng dẫn bệnh nhân uống nhiều nước ấm, cũng như tăng cường sử dụng các loại hoa quả tươi chứa nhiều vitamin C để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.
Đề phòng biến chứng: Theo dõi sát bệnh nhân viêm phế quản để đề phòng các biến chứng có thể xảy ra như viêm phổi, viêm màng phổi,…Bệnh nhân khi thấy những dấu hiệu bất thường như sốt cao hơn, bệnh nhân khó thở hơn, đờm trở nên đặc hơn thì Điều dưỡng viên cần đánh giá lại quá trình chăm sóc để tìm ra nguyên nhân cũng như phát hiện sớm những biến chứng bất thường.
Đánh giá quá trình chăm sóc là bước cuối cùng trong quá trình lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản. Đánh giá quá trình chăm sóc giúp Điều dưỡng viên điều chỉnh được mục tiêu chăm sóc cũng như những vấn đề còn tồn đọng ở bệnh nhân để đưa ra những phương án xử trí kịp thời.