Sốt là triệu chứng thường gặp, đặc biệt trong viêm phế quản. Sốt là phản ứng có lợi của cơ thể, là vũ khí chống lại tình trạng nhiễm trùng. Lúc nào cần sử dụng thuốc giảm sốt khi bị viêm phế quản, khi nào có thể để sốt diễn tiến tự nhiên.
- Uống nhiều nước: khi bị sốt cơ thể cần một lượng lớn nước để bù lại sự mất nước do sốt. Uống nhiều nước, đặc biệt nước có chứa các chất điện giải không những giúp giảm sốt khi bị viêm phế quản mà còn giúp bù lại lượng nước mất đi.
- Nghỉ ngơi hợp lý: nhanh chóng phục hồi sức khỏe, người bị sốt do viêm phế quản cần được nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.
- Tắm nước ấm: tắm nước ấm giảm sốt khi bị viêm phế quản hiệu quả.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái: sốt sẽ khiến cơ thể cảm thấy lúc lạnh run, lúc nóng cực kỳ. Người bị sốt nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, nếu cần có thể khoác thêm áo khi quá lạnh.
Các nhóm thuốc có chức năng hạ sốt hiện nay: acetaminophen, inbuprofen, aspirin.
Tác dụng của thuốc dành cho trẻ em và người lớn khác nhau. Sử dụng liều thuốc người lớn cho trẻ em sẽ gia tăng độc tính của thuốc.
Tuyệt đối không tự ý cho thuốc giảm sốt khi bị viêm phế quản cho trẻ em dưới 6 tháng.
Không sử dụng aspirin hạ sốt cho trẻ dưới 18 tuổi do nguy cơ mắc hội chứng Reye.
Đối với trẻ dưới 6 tháng khi sốt > 38 độ C, người nhà nên cho bé đến gặp bác sĩ để được điều trị. Hạn chế tối đa sử dụng thuốc để giảm sốt khi bị viêm phế quản cho nhóm tuổi này.
Trẻ > 6 tháng, sốt > 38,9 độ C (đo ở hậu môn): có thể sử dụng acetaminophen hoặc ibuprofen theo đúng liều hướng dẫn cho bé. Nên mang bé đi khám ngay nếu sốt hơn 1 ngày không khỏi hoặc không đáp ứng thuốc hạ sốt.
Trẻ từ 2 - 17 tuổi, sốt < 38,9 độ C (đo ở hậu môn): khuyến khích bé uống nhiều nước và nghỉ ngơi hợp lý. Thuốc giảm sốt chưa cần sử dụng ở thời điểm này. Đưa bé đi khám bác sĩ ngay nếu có các dấu hiệu: kích thích, hôn mê, li bì, ...
Trẻ từ 2-17 tuổi, sốt >38,9 độ C (đo ở hậu môn): bắt đầu sử dụng thuốc hạ sốt có chứa acetaminophen hoặc ibuprofen. Cần lưu ý không sử dụng thuốc phổi hợp với các loại thuốc trị cảm cúm có tích hợp sẵn acetaminophen. Tuyệt đối không sử dụng aspirin để giảm sốt khi bị viêm phế quản cho bé <18 tuổi. Đến khám bác sĩ ngay nếu bé không đáp ứng thuốc hạ sốt, bệnh kéo dài 3 ngày không khỏi.
+ Sốt < 38,5 độ C (đo ở nách): không sử dụng thuốc hạ sốt, cho bệnh nhân nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Đến khám bác sĩ khi có các dấu hiệu: đau đầu nhiều, cổ gượng, khó thở và các dấu hiệu bệnh khác khiến người bệnh uể oải, mệt mỏi.
+ Sốt > 38,5 độ C: có thể sử dụng các thuốc giảm sốt: acetaminophen, aspirin, ibuprofen. Cần lưu ý không sử dụng thêm các thuốc cảm cúm có chứa acetaminophen. Đến gặp bác sĩ ngay nếu sốt không hạ, duy trì 39 độ C (đo ở nách) , hoặc bệnh kéo dài 3 ngày không giảm.
- Không tắm nước lạnh: nhiệt độ nước tắm hợp lý nhất nên duy trì từ 32 - 35 độ C. Không sử dụng nước đá, nước lạnh, nước pha rượu vì sẽ hạ thân nhiệt đột ngột rất nguy hiểm. Thời gian tắm trung bình từ 20-30 phút. Nếu trẻ không hợp tác tắm nước ấm, có thể không cần dùng phương pháp này để hạ sốt.
- Không mặc nhiều lớp áo khi đang sốt, sẽ làm thân nhiệt bệnh nhân tăng thêm.
- Không sử dụng các thuốc điều trị cảm cúm cho trẻ em dưới 4 tuổi.
- Đối với trẻ em, nhiệt kế điện tử nên đươc ưu tiên sử dụng. Có thể đo nhiệt độ ở các vị trí: miệng, hậu môn, vùng nách.
Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Bạn cần được trang bị đầy đủ kiến thức và bình tĩnh khi xử lý các trường hợp sốt cao, đặc biệt ở trẻ em. Điều trị giảm sốt khi bị viêm phế quản an toàn, hiệu quả, nhanh chóng nhất là nghỉ ngơi và uống thật nhiều nước. Có thể sử dụng các thuốc hạ sốt: acetaminophen, aspirin, ibuprofen. Sử dụng thuốc hạ sốt ở trẻ em, đặc biệt trẻ dưới 4 tuổi cần có hướng dẫn bác sĩ chuyên khoa nhi.