Xương sông không chỉ là một loại rau được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày mà còn là một vị thuốc có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ, đặc biệt được sử dụng phổ biến để hỗ trợ giảm ho, tiêu đờm.
Cây xương sông còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như xang sông, rau húng ăn gỏi, hoạt lộc thảo, ... Xương sông có tên khoa học là Blumea lanceolaria, thuộc họ Cúc.
Xương sông là thực vật thân thảo, cao từ 0,6 đến 2m. Thân cây mọc thẳng, có rãnh chạy dọc thân. Lá có hình trứng thuôn dài, mép có răng cưa, hai đầu nhọn, gân nổi rõ trên phiến, lá trên có kích thước nhỏ hơn lá dưới gốc. Hoa mọc thành cụm, tập hợp 2 - 4 cái ở nách các lá. Hoa màu vàng nhạt, mào lông màu trắng. Quả bế hình trụ, có 5 cạnh.
Trong cây xương sông có chứa 0,24% tinh dầu mà thành phần chủ yếu là methylthymol (94,96%), ngoài ra còn có p-cymene (3,28%), limonene (0,12%) và acid acetic.
Theo Đông Y, cây xương sông có vị cay, tính bình, có khả năng khu phong, tiêu thủng, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc. Đặc biệt, trong cây xương sông có chứa thành phần có tính kháng khuẩn, chẳng hạn như acid acetic nên rất hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị viêm họng, ho, viêm phế quản, viêm miệng, sốt, ...
Đọc thêm:
- Những bài thuốc từ rễ cỏ tranh giúp thanh nhiệt và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý
- Bài thuốc hay từ cây dâu tằm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý
- Chuẩn bị: 5 thìa cà phê mật ong, 2 đến 3 lá xương sông.
- Thực hiện: Đem lá xương sông rửa sạch, để ráo nước và thái nhỏ, cho vào bát có kích thừa vừa. Sau đó, đổ mật ong vào bát lá xương sông, đem hấp cách thuỷ trong khoảng 10 phút. Dùng nước uống nhiều lần trong ngày, đối với người lớn có thể nhai phần lá xương sông để tăng hiệu quả điều trị.
- Chuẩn bị: 5 đến 10 lá xương sông bánh tẻ, rửa sạch để ráo nước, khoảng 20 đến 30ml giấm.
- Thực hiện: Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu, bạn đập nhẹ lá xương sông để lá cây tiết ra tinh dầu, sau đó ngâm với giấm. Dùng hỗn hợp này để ngậm, áp dụng từ 5 đến 7 ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.
- Chuẩn bị: 1 nắm lá xương sông rửa sạch
- Thực hiện: Đem lá xương sông đi đập nát sau đó xao nóng. Tiếp đó, bạn cho lá xương sông đã được xao vào một mảnh vải mỏng, đắp trực tiếp lên vùng da bị đau nhức hoặc bị viêm.
Tuy nhiên, không nên đắp lá xương sông vào những vết thương hở, điều này có thể gây tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Chuẩn bị: Sử dụng 30g tía tô và lá xương sông; 10g hậu phác, chỉ xác, sinh khương, trần bì.
- Thực hiện: Đem sắc tất cả các nguyên liệu trên với 3 chén nước, đun sôi trong vòng 10 phút và lấy nước uống.
- Chuẩn bị: Me chua đất và xương sông
- Thực hiện: Đem me chua đất và xương sông rửa sạch, để ráo nước, giã nát cả hai nguyên liệu. Sau đó, pha với nước ấm và sử dụng để uống.
- Chuẩn bị: Hoàng liên 10g, rễ xang sông phơi khô 20g và rượu.
- Thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu trên ngâm với rượu trong khoảng 10 ngày. Sau đó dùng bông thấm nên các vùng bị đau nhức răng, tuy nhiên chỉ nên dùng với liều lượng vừa đủ và không dùng để uống.
Mặc dù có lợi ích và hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Tuy nhiên, khi sử dụng các bài thuốc từ lá xương sông, mọi người nên lưu ý một số vấn đề để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ:
- Các bài thuốc từ lá xương sông chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thay thế được các chỉ định của bác sĩ. Do đó, các bạn vẫn nên ưu tiên các phác đồ điều trị từ y, bác sĩ, không tự ý thay đổi hướng điều trị.
- Khi áp dụng các bài thuốc từ lá xương sông, nếu thấy dấu hiệu bất thường hoặc các triệu chứng không thuyên giảm, bạn nên ngưng sử dụng các bài thuốc và đến bệnh viện thăm khám.
- Việc sử dụng các bài thuốc từ rễ cỏ tranh để điều trị bệnh lý nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.