Thăm khám khi có hiện tượng đau mỏi cổ cần phải đi khám để kiểm tra xem xác định thêm có những chèn ép ào gây ra thương tổn của dây thần kinh hay không. Tùy theo tình trạng cũng như mức độ tổn thương, mức độ nặng hay nhẹ như thế nào mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Lưu ý người bệnh nên tuân thủ theo đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra để tránh gây ra những biến chứng lâu dài chẳng hạn như teo cơ, liệt dây thần kinh vai gáy,...
Dưới đây là những cách đối phó với bệnh đau mỏi vai gáy:
Đối với những bệnh nhân bị đau mỏi vai gáy khi ở giai đoạn mới của bệnh có thể thực hiện những giải pháp sau:
- Không nên quay đầu hoặc quay cổ. Việc bạn cố gắng xoay cổ có thể khiến bạn bị tổn thương thêm. Thay vì thế nên vận động xoay cổ nhẹ nhàng theo khả năng hiện tại của mình
- Giữ cơ cổ được nghỉ ngơi bằng cách hạn chế quay và nghiêng đầu
- Quạt và điều hòa sẽ có thể khiến cơ cổ của bạn bị co cứng và đau nhiều hơn mà thôi nên hãy hạn chế ngồi trước quạt hoặc điều hòa khi bạn bị đau cổ
- Chườm ấm vùng cổ cũng là một lựa chọn thích hợp hoặc có thể chiếu đèn hồng ngoại
- Bạn có thể nhờ người khác giúp xoa bóp nhẹ nhàng ở vùng cổ trong khoảng từ 10 đến 15 phút để máu được lưu thông tốt hơn giúp cho việc giảm đau và thư giãn hiệu quả
- Bị bệnh đau vai gáy thể nhẹ nên tắm với nước ấm, không tắm bằng nước lạnh
Những lời khuyên với bệnh đau vai gáy thể nhẹ có liên quan tới yếu tố là thiếu máu và co mạch. Bạn có thể chấm dứt tình trạng đau mỏi này trong thời gian từ 2 tới 3 ngày.
Với những người bị bệnh đau mỏi vai gáy cấp độ vừa (nghĩa là sau khi áp dụng những phương pháp như với thể nhẹ mà không đỡ) thì có thể phải kết hợp thêm với một vài loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh đau mỏi vai gáy như:
- Thuốc giảm đau và thuốc chống viêm
Thuốc giảm đau và chống viêm chẳng hạn như Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac,... Những loại thuốc này sẽ giúp giảm đau, đồng thời chống lại các phản ứng viêm theo sau. Tuy nhiên cần sử dụng khi có sự tư vấn của bác sĩ, không được tự ý kê đơn.
- Dùng miếng dán salonpas hỗ trợ giảm đau. Trong miếng dán salonpas có chứa một hoạt chất chống viêm gọi là non-steroid có thể thấm qua da là Methyl Salicylat.
- Sử dụng thuốc giãn cơ Decontractyl với mục đích chống lại những cơ co thắt quá mức, thông qua đó cũng làm bệnh đau vai gáy thuyên giảm đau nhức. Cũng tương tự như thuốc trên thì cần phải có sự hướng dẫn sử dụng của bác sĩ mới được uống.
- Vitamin nhóm B chẳng hạn như Vitamin B1, B6, B12 có công dụng làm tăng dẫn truyền thần kinh.
Lưu ý rằng: thuốc chống viêm Corticoid dưới dạng uống có rất ít tác dụng khi sử dụng trong trường hợp này.
Nếu như nguyên nhân gây ra bệnh đau mỏi vai gáy không phải do thoái hóa hoặc co thắt mạch máu thì bệnh nhân không nên xoa bóp bởi điều này chỉ làm cho bệnh nhân đau thêm mà thôi.
Với những trường hợp bệnhđau mỏi vai gáy ở mức độ nặng, thì cần phải áp dụng các biện pháp mạnh tay hơn. Thêm vào đó bệnh nhân cũng cần những tư vấn tích cực hơn từ bác sĩ.
- Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu giúp điều hòa lại hoạt động của các dây thần kinh vai gáy nói riêng từ đó giảm thiểu được sự co thắt và giảm đau cho người bệnh.
- Uống thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh chẳng hạn như Lidocain, Novocain,... Thuốc này sẽ chấm dứt tạm thời những cơn kích thích dây thần kinh mạnh và giúp làm mềm cơ.
Lưu ý, việc tiêm thuốc phải được thực hiện bởi các bác sĩ, và có đầy đủ trang thiết bị cấp cứu khi có sự cố xảy ra. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về tiêm.