Hướng dẫn cách điều trị mắt bị mờ an toàn, hiệu quả tại nhà

Hướng dẫn cách điều trị mắt bị mờ an toàn, hiệu quả tại nhà
Ngay khi cảm thấy mắt có các dấu hiệu nhìn mờ, bạn cần chú ý chăm sóc mắt đúng cách nhằm bảo vệ thị lực. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết cách điều trị mắt bị mờ hiệu quả ngay tại nhà.

Đôi mắt giúp con người nhìn thấy mọi vật xung quanh. Mắt là bộ phận quan trọng của cơ thể, nhưng lại vô cùng nhạy cảm cần được bảo vệ kỹ càng.

Hàng ngày mắt phải làm việc không ngừng nghỉ chỉ trừ lúc ngủ. Tuy nhiên, nhiều người đang sử dụng mắt một cách quá tải khiến mắt xuất hiện những triệu chứng khó chịu. Cần có những cách điều trị mắt bị mờ, mỏi kịp thời nếu không lâu dần tầm nhìn sẽ bị suy giảm

1. Những nguyên nhân khiến mắt bị mờ

1.1.Do ánh sáng xanh

Ánh sáng xanh là một loại ánh sáng độc hại, là nguyên nhân hàng đầu gây mờ mắt.

Ánh sáng xanh là ánh sáng được phát ra từ các loại màn hình điện tử khi hoạt động (như: đèn huỳnh quang, ti vi, máy tính, điện thoại thông minh, màn hình điện tử có chứa đèn led… )

Loại ánh sáng này giúp những hình ảnh mà con người thấy được trở nên sắc nét lung linh nhưng chúng có bước sóng ngắn, mang năng lượng cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với đôi mắt.

Khi tiếp xúc ánh sáng xanh trên 3 giờ mỗi ngày, mắt sẽ có nguy cơ bị suy giảm thị lực lên tới 90%. Các cơ quanh mắt sẽ đau mỏi khiến mắt bị mờ, liên đới đến đầu và hệ thần kinh, tạo ra chứng thị giác màn hình rất nguy hiểm.

Hướng dẫn cách điều trị mắt bị mờ hiệu quả - Ảnh 1.

Hình ảnh thấy được khi đôi mắt bị mờ và mỏi mệt - Ảnh: Internet

Đọc thêm một số bài viết các bệnh về mắt:

- Tật khúc xạ là gì? Tìm hiểu chung về tật khúc xạ

- Song thị là gì? Cần làm gì khi mắt bị chứng song thị?

Chưa kể, cho dù bạn không xem tivi, không dùng điện thoại nhưng chỉ cần ngồi dưới bóng đèn huỳnh quang thì ánh sáng xanh đã len lỏi vào mắt và tàn phá từ từ đôi mắt của bạn, ngay cả khi bạn không nhìn thẳng vào chúng.

Tóm lại, ánh sáng xanh là thủ phạm đầu tiên làm suy giảm khả năng điều tiết của mắt, với một loạt các triệu chứng như: mắt nhìn mờ, hình ảnh nhòe, hoa mắt, đau nhức mỏi mắt, khi không bị chảy nước mắt, mắt khô, ngứa, đỏ và cộm mắt.

1.2. Do các thói quen cá nhân không tốt

Những thói quen không tốt của mỗi người sẽ khiến đôi mắt có triệu chứng nhìn mờ, mà thông thường ai cũng lơ là, chủ quan. Nếu không thay đổi, theo thời gian sẽ dẫn đến suy giảm thị lực từ lúc nào mà không ai hay.

1.2.1. Thường xuyên dụi mắt

Mắt có một lớp màng phía bên ngoài để bảo vệ và giữ ẩm. Khi tiếp xúc với bụi bẩn, dị vật, vi khuẩn, lớp màng này sẽ ngăn cản, giữ cho mắt luôn được an toàn.

Thói quen dụi mắt thường xuyên làm cho lớp màng này bị ảnh hưởng (xước, rách, tổn thương chung…) khiến cho mắt bị mờ.

Hướng dẫn cách điều trị mắt bị mờ hiệu quả - Ảnh 2.

Dụi mắt là thói quen không tốt cho đôi mắt của bạn - Ảnh: Internet

Chưa kể, lúc này bụi bẩn và vi khuẩn có điều kiện xâm nhập được vào sâu vào bên trong, gây ảnh hưởng giác mạc, viêm nhiễm, sinh bệnh ở mắt.

1.2.2. Đeo kính áp tròng khi ngủ

Nhiều người có thói quen đeo kính áp không tốt lúc mọi nơi, mọi thời điểm.

Tuy kính áp tròng được công nhận y khoa về độ an toàn đối với mắt, nhưng việc đeo kính liên tục, kể cả khi đi ngủ sẽ làm cho mắt bị thiếu oxy, thậm chí để lại những vết trầy xước trên giác mạc, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây ra bệnh về mắt.

Thêm vào đó, kính được đặt trong mắt quá lâu có thể làm đổ ghèn mắt, gây mờ mắt.

1.2.3. Không tẩy trang trước khi ngủ

Trước khi đi ngủ mà không tẩy trang, bụi bẩn và vi khuẩn từ môi trường bên ngoài bám trên mặt sẽ có cơ hội tấn công đôi mắt và làn da của bạn.

Hơn thế nữa, nhiều người còn có thói quen trang điểm thường xuyên. Nếu để nguyên mặt đã make up đi ngủ thì mỹ phẩm sẽ bám sâu vào da, bao gồm cả vùng da xung quanh mắt khiến cho da bị bí, không thể hô hấp bình thường, gây tàn nhang và các nếp nhăn. Đôi mắt sẽ bị lão hóa nhanh hơn.

Chư kể với những đôi mắt được gắn mi giả, nếu không tháo lông mi giả ra để tẩy trang bằng dung dịch (hay chất tẩy trang) chuyên dụng, rồi vệ sinh, mắt sẽ bị nhiễm khuẩn, các bệnh nghiêm trọng kéo theo.

1.2.4. Không đeo kính râm khi ra ngoài trời

Mỗi người nên mang theo bên mình một chiếc kính râm bên mình, để có thể đeo bất cứ khi nào cần thiết.

Trên thực tế, thông thường mọi người chỉ đeo kính râm vào mùa hè nắng gắt. Thế nhưng vào mùa đông, hay khi trời ít nắng thì cường độ của ánh sáng mặt trời ảnh hưởng tới mắt vẫn rất mạnh. Đôi mắt cần có kính râm bảo vệ để tránh bị các tia cực tím chiếu trực tiếp, gây hoa mắt, mờ mắt.

1.3. Do mắt có bệnh nên phát sinh triệu chứng bị mờ

Thông thường các bệnh ở mắt trong giai đoạn đầu đều kèm theo biểu hiện mắt bị mờ, đau mỏi.

Các bệnh phổ biến kèm theo quanh mắt mắt là:

1.3.1. Mắt bị tật khúc xạ

Các tật khúc xạ làm mắt bị mờ nhanh.

Mắt mắc tật khúc xạ sẽ suy giảm khả năng điều tiết khi bị bệnh nên những hình ảnh nhìn thấy sẽ bị mờ, nhòe, không rõ ràng. Muốn nhìn rõ, mắt phải nheo lại hoặc đeo kính hỗ trợ chứ không thể tự nhìn được như trước khi mắc bệnh được nữa. Khi nheo mắt, các cơ mắt phải hoạt động nhiều hơn, càng làm cho việc mỏi mắt, mắt bị mờ diễn ra nhiều hơn.

Hướng dẫn cách điều trị mắt bị mờ hiệu quả - Ảnh 3.

Người bị cận thị thường xuyên cảm thấy mỏi mắt - Ảnh: Internet

Cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị là các tật về mắt phổ biến hiện nay. Trong đó, cận thị là hiện tượng mắt mờ khi nhìn xa, viễn thị là bị mờ khi nhìn gần, còn lão thị thấy cả hai mắt cả khi nhìn, dù vật đó ở gần hay ở xa.

1.3.2. Mắt bị đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể là bệnh có những đám mờ đục trong thủy tinh thể, làm cản trở tầm nhìn, khiến mắt bị mờ nhòe, đôi khi còn đi kèm những hiện tượng khác như: song thị (nhìn đôi, nhìn một vật mà ra hai vật, xuất hiện chấm đen trên ảnh vật thu được, chói sáng…)

1.3.3. Do chứng khô mắt mãn tính

Mắt bị khô cũng là nguyên nhân gây mờ mắt.

Giác mạc có bề mặt hình vòm, cần được bôi trơn để nhìn rõ. Khi mắt không sản sinh đủ nước (chất lượng nước trong mắt không tốt) thì các tế bào trên giác mạc sẽ bị bong đi làm mắt bị khô mỏi, theo thời gian sẽ gây ra nhìn mờ.

1.3.4. Tăng nhãn áp ở mắt

Dấu hiệu của bệnh tăng nhãn áp cũng là mờ mắt, kéo theo tầm nhìn thu hẹp hay “thị lực đường hầm”.

Nếu bệnh nhân bị tăng nhãn áp mà không được can thiệp y khoa sớm, có thể dẫn đến mất thị lực hoàn toàn (mắt bị mù vĩnh viễn) mà không thể khôi phục được.

1.3.5. Mắt bị thoái hóa điểm vàng

Hiện tượng mắt mờ dần, hình ảnh méo mó, đường thẳng biến dạng thành lượn sóng có thể là dấu hiệu của thoái hóa điểm vàng, nguyên nhân hàng đầu gây mù ở người già và hiện chưa có cách trị khỏi hoàn toàn.

Hướng dẫn cách điều trị mắt bị mờ an toàn, hiệu quả tại nhà - Ảnh 5.

Mắt có thể bị mờ do thoái hóa điểm vàng - Ảnh Internet

Đọc thêm bài viết: Điểm vàng của mắt là gì? Cách phòng tránh thoái hóa điểm vàng của mắt.

Lưu ý:

Người mắc các bệnh ở mắt mà thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh sẽ càng khiến cho thị lực của mắt ngày càng suy giảm, mắt sẽ càng cảm thấy bị mờ và mỏi mệt hơn. 2.Cách điều trị mắt bị mờ

Nếu như đã phân tích được hầu hết các nguyên nhân gây mờ mắt, thì bạn sẽ dễ dàng đưa ra những cách điều trị mắt bị mờ hiệu quả.

2. Những cách điều trị mắt bị mờ hiệu quả

2.1. Hạn chế ánh sáng độc hại tác động lên mắt

2.1.1. Tận dụng ánh sáng tự nhiên

Ánh sáng tự nhiên là loại ánh sáng tốt nhất đối với sức khỏe con người. Khi sinh hoạt hay học tập, làm việc trong ánh sáng tự nhiên, đôi mắt sẽ giảm thiểu bị mỏi, mờ.

Bạn có thể kê bàn học, bàn làm việc ở đối diện hoặc bên cạnh cửa sổ, ở những khu vực có nguồn ánh sáng tự nhiên nhiều nhất để bảo vệ mắt, cũng như hiệu suất công việc lên.

Trong trường hợp ngôi nhà bị bí, ánh sáng tự nhiên không len lỏi được vào nhiều thì hãy bật đèn sáng khắp phòng, không nên tập trung ánh sáng ở một chỗ, để mắt được điều tiết bình thường.

2.1.2. Để mắt tránh xa ánh sáng độc hại

- Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời:

Đeo kính để tránh tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím từ ánh nắng mặt trời, hạn chế khói bụi bay vào mắt. Đồng thời, dùng kính bảo hộ khi làm việc với các vật liệu độc hại, khi chơi thể thao mạo hiểm…

- Phòng ngừa tác hại của ánh sáng xanh:

Cần giữ khoảng cách an toàn với màn hình của các thiết bị điện tử.

- Màn hình máy tính cần được đặt cách mắt khoảng 50 đến 60 cm từ tâm màn hình và thấp hơn mắt từ 10 cm đến 20 cm, còn bàn phím nên đặt cách mắt 30 đến 40 cm.

- Với điện thoại nên dùng tay để đo khoảng cách từ màn hình đến mắt khoảng hai gang tay người lớn (tầm 20- 25 cm/ một gang tay). Như vậy, khoảng cách tốt nhất từ mắt đến màn hình điện thoại là khoảng 40-50 cm.

Ngoài ra, nên dán miếng chống lóa cho màn hình để bảo vệ mắt, giảm nhức mỏi. Bạn cũng có thể tìm hiểu để cài đặt các phần mềm giảm bớt tác hại từ ánh sáng xanh, đeo kính chống ánh sáng xanh khi sử dụng những thiết bị này.

Hãy chọn loại cỡ chữ lớn khi soạn thảo văn bản, thường xuyên lau bụi bẩn trên màn hình để tăng độ sắc nét của chữ.

2.2. Luyện tập các bài tập cho mắt

Mắt là một bộ phận của cơ thể, vì thế nếu cơ thể cần tập luyện thường xuyên thì mắt cũng không ngoại lệ.

Những bài tập thường xuyên giúp nâng cao thị lực, giảm đau nhức mắt, mỏi mắt mờ mắt.

Mỗi sáng thức dậy, bạn nên massage mắt nhẹ nhàng.

Hướng dẫn cách điều trị mắt bị mờ hiệu quả - Ảnh 4.

Massage là một trong những cách điều trị mắt bị mờ hiệu quả - Ảnh: Internet

Trong quá trình làm việc với thiết bị điện tử thì bạn nên cáp dụng quy tắc đặc biệt 20:20:20. Tức là cứ sau mỗi 20 phút làm việc là mờ để mắt nhìn ra xa 20 feet (tương ứng với 6 mét) trong khoảng thời gian 20 giây.

Sau mỗi 1 đến 2 giờ làm việc, bạn cũng cần để mắt nghỉ từ 10 đến 15 phút. Có thể cho mắt nhìn ra xa, nhìn vào cây xanh, dùng tay massage vùng mi mắt, thư giãn.

Khi thấy ngứa mắt hay cảm thấy có bụi bay vào mắt, chỉ nên nhấp nháy nhẹ nhiều lần để tiết nước mắt đẩy dị vật ra, tuyệt đối không dụi mắt.

2.3. Quy tắc đeo kính áp tròng

Cần nhớ bạn chỉ nên đeo kính áp tròng vào ban ngày, trước khi đi ngủ cần tháo kính áp tròng và rửa kính bằng dung dịch chuyên dụng; vệ sinh mắt, nhỏ mắt để đôi mắt được phục hồi sau cả ngày dài làm việc mệt mỏi.

Trong trường hợp đã trót đeo kính áp tròng đi ngủ rồi, thì khi thức dậy mắt sẽ rất khô. Lúc này, đừng tháo kính ra vội, hãy nhỏ thuốc làm ẩm mắt và chờ trong khoảng thời gian từ 20 đến 30 phút rồi mới tháo kính áp tròng ra.

Sau đó nên đeo kính bình thường để cho mắt phục hồi, nếu muốn đeo kính áp tròng thì hãy đeo vào ngày sau đó.

2.4. Chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Muốn giảm tình trạng mắt bị mờ, cần bổ sung thực phẩm tốt cho mắt.

Nguồn dinh dưỡng nạp vào cơ thể hàng ngày đầy đủ khoa học sẽ bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho đôi mắt.

Những thực phẩm tốt cho mắt nên đưa vào khẩu phần dinh dưỡng để có đôi mắt khỏe đẹp là:

- Ngũ cốc: đặc biệt là hạt hạnh nhân và ngô.

- Các rau có màu xanh đậm như: rau bina, cải xoăn, bông cải, rau muống, súp lơ xanh.

- Trứng, đậu, các loại cá biển chứa đạm và axit béo dồi dào như: cá hồi, cá thu, cá ngừ.

- Nước ép, sinh tố từ các loại trái cây tươi có màu đỏ như: cà chua, cà rốt, dưa hấu, cam.

Ngoài ra cần tránh xa thuốc lá, bởi khói thuốc là nguyên nhân gây tổn thương dây thần kinh thị giác, dẫn đến đục thủy tinh thể,…

2.5. Khám mắt định kỳ

Hướng dẫn cách điều trị mắt bị mờ hiệu quả - Ảnh 5.

Khám mắt định kỳ để kịp thời phát hiện ra những bệnh ở mắt - Ảnh: Internet

Bất cứ ai cũng đều nên tạo thói quen khám mắt định kỳ hàng năm để kiểm soát tình trạng sức khỏe của đôi mắt, kể cả những người dưới 40 tuổi.

Việc khám mắt thường xuyên nhằm theo dõi những thay đổi về thị lực và phát hiện sớm các bệnh về mắt (ví dụ: các mao mạch ở mắt bị ảnh hưởng, các khối u phát sinh trong mắt…).

Khi mắt được thăm khám, kiểm tra thường xuyên, sẽ sớm phát hiện được những vấn để ở mắt, nhận diện bệnh sớm để được điều trị từ khi những triệu chứng nhẹ mới xuất hiện, tránh suy giảm thị lực.

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, việc bảo vệ mắt là điều hết sức quan trọng. Hi vọng bài viết đã giúp bạn có được những cách điều trị mắt bị mờ hiệu quả.


Tác giả: Thùy Dung