Tình trạng người cao tuổi khi nằm một chỗ trong thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng loét da. Trong khi đó, các vết loét nếu không muốn bị sâu hơn và nhanh lành hơn thì việc chăm sóc đúng cách là vô cùng cần thiết và quan trọng.
Vết loét da không chỉ gây ra nhiều khó chịu, phiền toái cho người cao tuổi mà còn có thể khiến người cao tuổi không thoải mái, cảm thấy đau đớn, nếu không kịp thời điều trị thì thậm chí có thể gây ra hiện tượng nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm.
Đối với các vết loét nhỏ ở người cao tuổi khi không được chăm sóc cẩn thận có thể gây ra hiện tượng vết thương xuất hiện viêm, mủ lâu lành. Theo thời gian còn gây ra hiện tượng đau đớn cho người bệnh.
Nghiêm trọng hơn đối với người cao tuổi vì sức đề kháng của người già đã suy yếu đáng kể, đây là yếu tố làm ảnh hưởng lớn đến thời gian điều trị các vết loét sẽ kéo dài, lâu khỏi hơn.
Tình trạng loét da ở người cao tuổi sẽ dễ xuất hiện hơn vào mùa nắng nóng vì thời tiết nắng nóng khiến cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi. Tuy nhiên, dù ở thời điểm nào thì vết loét da ở người cao tuổi tuyệt đối không nên xem nhẹ.
Đối với người bệnh cao tuổi bị nằm tại một chỗ trong thời gian dài dẫn đến hiện tượng đi tiểu không tự chủ hoặc nằm lâu trên một mặt phẳng cứng và không thể xoay người được mà cần được người chăm sóc hoặc người nhà trở người giúp.
Đọc thêm:
- Tại sao người cao tuổi bị cao huyết áp? Cao huyết áp ở người cao tuổi có nguy hiểm không?
- Chăm sóc người cao tuổi tại nhà trong dịch COVID-19
Các trường hợp dễ xuất hiện vết loét ở người già là khi bị liệt hai chân, người bệnh bị hôn mê nặng hoặc gặp các chấn thương sọ não hay tai biến mạch máu não.
Khi vùng da tiếp xúc với mặt giường nhiều thì ban đầu sẽ không gây đau hoặc đau ít. Tuy nhiên, theo thời gian nằm tiếp xúc với mặt giường nhiều sẽ khiến vùng da tiếp xúc bị đỏ, càng lâu sẽ xuất hiện giống vết bỏng và có mụn nước.
Do đó, nếu không được chăm sóc cẩn thận thì các vết mụn nước này dễ bị vỡ mạch máu, xuất hiện máu đỏ bầm và sau đó có thể chuyển sang màu đen do hoại tử tổ chức phần mềm. Đặc điểm là khi sờ vào vết hoại tử có cảm giác lạnh.
Nếu người già bị loét hay xuất hiện vết loét thì cần nhanh chóng chăm sóc tốt nhất. Việc chăm sóc vết loét cho người già đúng cách, kịp thời còn có tác dụng tránh được vết loét lây lan rộng. Bởi vì khi vết loét càng sâu thì đây là nguyên nhân khiến cho vùng da dễ bị nhiễm trùng hơn.
Theo thời gian về lâu dài sẽ khiến vết loét khó điều trị, gây nhiều đau đớn. Các trường hợp nặng còn có thể gây loét tới xương, nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm.
Một số vị trí dễ xuất hiện vết loét ở người cao tuổi có thể kể đến đối với các tư thế nằm khác nhau cụ thể như sau:
- Khi nằm ngửa, vị trí vết loét sẽ nằm ở vùng sau gáy, vùng xương cùng, hai bên xương bả vai, ngoài ra còn hai cùi chỏ, hai gót chân cũng dễ xuất hiện vết loét.
- Khi để người già nằm nghiêng, tư thế này dù nghiêng về phía nào đó sẽ chịu ảnh hưởng và xuất hiện các vết loét ở một vài vị trí gồm: vùng thái dương, phía bên ngoài và bên trong đầu gối và hai mắt cá ngoài.
Thực tế không thể phủ nhận là nếu người cao tuổi xuất hiện các vết loét thì tổn thương trên da lâu lành hơn rất nhiều so với người trẻ tuổi bởi vì người cao tuổi lúc này xuất hiện sự lão hoá. Khi đó, người già tiêu hóa kém, quá trình hấp thu dinh dưỡng cũng chậm và sức đề kháng cũng yếu hơn.
Do đó ngay khi phát hiện người già trong nhà xuất hiện các vết loét thì cần nhanh chóng chữa trị dù vết loét nhỏ. Bởi vì càng để vết loét lan rộng và sâu hơn thì quá trình điều trị càng diễn ra khó khăn hơn khi vi trùng phát triển mạnh ở vết loét sẽ xuất hiện nhiều tế bào hoại tử kèm theo là gây ra tình trạng bội nhiễm phải cắt lọc loại bỏ tế bào chết để tránh gây đau đớn cho người bệnh.
Để chữa vết loét cho người già đúng cách, cần thực hiện một số nguyên tắc khi chữa trị như sau:
- Ngay khi phát hiện vùng da nào đó trên cơ thể người già bị đỏ, cần thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng nhằm giúp vùng da kích thích sự tuần hoàn máu.
- Cần giữ vùng da khô thoáng, sạch sẽ.
- Vệ sinh sạch sẽ sau khi người bệnh tiểu tiện.
- Chú ý đến các vấn đề dinh dưỡng của người bệnh. Không quên bổ sung các chất đạm, vitamin nhằm đem lại hiệu quả tái tạo tế bào đã hoại tử và giúp nâng thể trạng chống đỡ được bệnh tật đang mắc phải cùng với vết loét.
Cách chữa vết loét cho người già là không chủ quan dù là vết loét nhỏ. Người già cũng cần được điều trị giống như một vết thương và cần thực hiện thay băng, chăm sóc hằng ngày.
Ngoài ra, cần chú ý quan sát để tránh vết loét lan rộng ra và nên phơi nắng vùng da bị hoại tử vào buổi sáng có tác dụng giúp vết thương nhanh lành.
Trong quá trình chăm sóc, cần chú ý thay băng đã được vô khuẩn, nên có hướng dẫn cụ thể từ nhân viên y tế để điều trị đúng cách cũng như xây dựng phác đồ điều trị cho người bệnh giúp vết thương nhanh lành hơn trên cơ thể người già bị suy nhược.