Herpes môi (mụn rộp môi) là trên môi xuất hiện nhiều mụn nước đỏ, khi bị vỡ ra sẽ hình thành nên vết loét. Ngoài ra, vết lở loét có thể hình thành trên mũi, ngón tay, bên trong và bên ngoài miệng. Khi ấy những người mắc phải tình trạng này còn được gọi là nhiệt môi ở ngoài.
Vết loét trên miệng phải mất ít nhất khoảng 2 tuần để có thể khỏi. Vết loét làm người bị cảm thấy đau, khi chạm phải càng đau và xót.
Khi người bệnh mắc phải virus herpes, 2 - 12 ngày là thời gian virus ủ bệnh và chưa có biểu hiện rõ ràng cụ thể. Nhưng một số người cũng có biểu hiện như sốt nhẹ, má, môi và lưỡi có cảm giác ngứa khó chịu trong thời gian này hoàn toàn có thể lây cho người khác.
Trong quá trình virus ủ bệnh, người bị nhiễm sẽ có thêm các dấu hiệu, triệu chứng khác:
- Cảm giác rát, ngứa vùng môi sẽ xuất hiện trước 1 - 2 ngày tại những chỗ bị rộp mụn
- Mụn nhỏ chứa đầy nước lan rất nhanh khắp các vùng như nướu, lưỡi, rìa môi, hai bên má, thậm chí lên mũi, cằm, cổ…
- Mụn sẽ lên ngày càng nhiều sau vài ngày, bị vỡ toét mủ hình thành vết thương hở trên da có đóng vảy màu vàng.
- Những cơn đau, xót xuất hiện và khi ăn uống, nói chuyện sẽ rất đau
- Nướu có thể bị sưng nhẹ, đỏ và chảy máu
- Sưng và đau ở hạch bạch huyết
- Ở trẻ em, trẻ sẽ quấy khóc, sốt cao và nước dãi nhiều khi nhiễm virus gây rộp môi.
Bạn cần đến bệnh viện khám ngay khi cơ thể xuất hiện thêm các biểu hiện dưới đây:
- Ít đi tiểu và khó tiểu do mất nước, khô miệng, hay cảm thấy buồn ngủ và dễ nổi cáu
- Vết loét có dấu hiệu nhiễm trùng khi có nhiều máu và dịch mủ vàng
- Đầu đau nhức
- Sốt quá cao kéo dài.
Trẻ sơ sinh xuất hiện các biểu hiện trên thì hãy nhanh chóng đến bệnh viện để hạn chế nhiễm khuẩn nặng hơn và để không ảnh hưởng đến não của trẻ. Rộp miệng cũng rất dễ bị nhầm lẫn với nhiệt miệng ở trẻ nên khi có triệu chứng cần được bác sĩ khám và xử lý.
Đọc thêm:
- 7+ cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất, dễ thực hiện tại nhà
- Lưỡi bị trắng do đâu? Gợi ý 7 cách làm sạch lưỡi bị trắng hiệu quả
Virus herpes simplex là tác nhân chính gây nên bệnh Herpes môi. Virus này có 2 dạng là herpes simplex type 1 (HSV-1) gây nên vết lở ở môi thậm chí cũng có thể ở vùng kín hình thành nên bệnh, herpes simplex type 2 (HSV-2) làm xuất hiện mụn rộp sinh dục.
Bệnh lây truyền qua việc sử dụng chung đồ mỹ phẩm, đồ dùng cá nhân như cốc nước, hôn môi và quan hệ tình dục bằng miệng. Bệnh này có thể kiểm soát nhưng không hoàn toàn chữa khỏi.
Lưu ý các tên thuốc dưới đây đều nên được bác sĩ kê đơn trước khi sử dụng. Người bệnh không nên tự ý mua và bôi để không gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Bác sĩ sẽ kê thuốc mỡ kháng virus như penciclovir để giảm đau và làm khô vết loét. Sử dụng thuốc bôi sớm để ngăn các vết loét lan rộng. Một loại thuốc khác không cần kê đơn như thuốc chứa hoạt chất Docosanol cũng giúp trị lở môi và phồng rộp.
- Valacyclovir: Thuốc phá hủy tế bào virus ngay từ bên trong chúng. Người lớn sử dụng 0,25 - 2 gram với tần suất và thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ và dựa trên mức độ rộp môi. Người bị suy thận và suy gan sẽ được điều chỉnh liều lượng riêng. Người cao tuổi trong quá trình sử dụng thuốc trị mụn rộp sẽ tăng lượng chất lỏng tiêu thụ.
- Acyclovir: Acyclovir kết hợp vào chuỗi DNA virus, ngăn chặn sự tổng hợp của nó. Thuốc sẽ thâm nhập vào tất cả các mô, cơ quan của người.
- Nha đam: dùng miếng nha đam đắp lên vết loét trong 20 - 30 phút. Sử dụng trong khoảng 3 - 4 ngày sẽ thấy hiệu quả tích cực.
- Trà tươi: Trà đen có tác dụng tuyệt vời trong điều trị vết loét lạnh ở môi. Lấy miếng bông thấm nước trà đen đắp lên vết thương 3 - 4 lần/ngày.
- Hành và tỏi: Dùng hành tây hay tép tỏi xoa lên chỗ mụn nước.
Để hạn chế bệnh lây lan và tái phát trở lại thì cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa rộp môi như sau:
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, cốc uống nước, khăn mặt,...
- Không dùng chung mỹ phẩm như son môi,…
- Không dùng chung thuốc bôi bị mụn rộp
- Rửa tay sạch trước khi bôi thuốc
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
- Không ăn những sản phẩm kích thích bệnh như loại hạt góc cạnh, dễ gây tổn thương như socola hay gelatin
- Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, dành thời gian tập thể dục, uống nhiều nước và tránh căng thẳng
- Không sờ tay vào vết thương hở: Nếu thường xuyên lấy tay chạm vào vết loét sẽ vô tình khiến vi khuẩn xâm nhập vào khiến tình trạng trở nên nặng hơn và rất dễ lây virus gây bệnh sang cho người khác
- Không nhặt da chỗ đóng vảy do vảy hình thành và làm cho vết lở mau khỏi. Nhặt da, cạy vảy rất dễ để lại sẹo
- Không quan hệ tình dục bằng miệng.
Nguồn tham khảo: Cold Sores (Oral Herpes, Herpes Labialis)