Hướng dẫn cách chọn gạo và bảo quản gạo đúng cách trong mùa dịch

Hướng dẫn cách chọn gạo và bảo quản gạo đúng cách trong mùa dịch
Gạo nếu không biết bảo quản sẽ dễ sinh ra nấm mốc. Do vậy chọn gạo và bảo quản gạo cũng cần có một số lưu ý để gạo dùng được trong thời gian lâu hơn và khi nấu cũng sẽ ngon hơn.

Trong thời điểm dịch bệnh COVID-19, nhiều gia đình đã tích trữ gạo trong thời gian giãn cách. Tuy nhiên nếu không biết bảo quản gạo đúng cách, gạo rất dễ bị nấm mốc, hôi và có thể bị hỏng không thể ăn được. Do vậy một số mẹo bảo quản gạo dưới đây sẽ giúp gia đình bạn để gạo trong thời gian lâu nhất, có thể đến 1 năm. 

1. Không chọn gạo xay xát kỹ, trắng bóc

Gạo trắng là loại gạo được loại bỏ cám, mầm trong quá trình chế biến. Đây cũng là loại gạo phổ biến nhất vì quá trình chế biến giúp kéo dài thời gian sử dụng của gạo, nhưng cũng tước đi nhiều chất dinh dưỡng của nó.

Cách chọn và bảo quản gạo kiểu này, cả tháng không sợ bị mốc, hỏng   - Ảnh 1.

Lựa chọn và bảo quản gạo đúng cách giúp bạn để gạo lâu hơn - Ảnh: Internet

Đọc thêm:

Sai lầm khi ăn gạo lứt khiến gạo lứt mất tác dụng và gây hại cho sức khỏe  

Uống nước gạo rang với gừng có giảm cân không?

Hiện nay, những mặt hàng về gạo đều rất đa dạng nhiều chủng loại để các bà nội trợ tha hồ lựa chọn. Tuy nhiên, một số loại gạo được xay xát kỹ đến mức hạt gạo trắng bóc, nhìn thì có vẻ ngon miệng nhưng thực chất đã mất hết chất dinh dưỡng của hạt gạo. Các bà nội trợ nên chọn các loại gạo có màu hơi đục, vẫn còn lớp vỏ mỏng trên bề mặt, những loại này còn giữ được chất xơ, khoáng và vitamin.

Mặt khác, khi ăn gạo xay xát kỹ tuy dẻo và ngon miệng nhưng ăn xong sẽ đói rất nhanh, và khi đói lại tiếp tục ăn tiếp, điều này sẽ gây hấp thụ năng lượng thừa tích trữ thành mỡ, hơn nữa còn thường hay bị tẩm ướp hương thơm, chất bảo quản.

Hơn nữa, bạn nên lựa chọn loại gạo có hạt mẩy, tròn đều, không bị nát gãy. Khi đi mua có thể thử một vài hạt gạo vào miệng và nhai thử để cảm nhận vị ngọt nhẹ, thơm chính là loại chất lượng, còn nếu hạt quá trắng hoặc lớp vỏ gạo lấm tấm, ăn vào có mùi lạ thì có thể loại này đã được tẩm nắng, tạo mùi hương và chứa chất chống mối mọt.

2. Lưu ý trong chế biến

Trước khi chế biến hay nấu cơm, bạn vo nhẹ gạo trong nước, dùng tay khuấy nhẹ để hạt gạo cọ xát vào nhau để loại bỏ bụi bẩn và trấu. Khi vo gạo tuyệt đối không chà xát mạnh tay phòng trường hợp các loại vitamin và khoáng chất sẽ bị bóc ra và trôi hết.

Cách chọn và bảo quản gạo kiểu này, cả tháng không sợ bị mốc, hỏng   - Ảnh 2.

Không nên vo gạo quá kỹ sẽ làm mất đi các vitamin trong gạo - Arnyh: Internet

Trước khi nấu cơm, nếu có nước sôi thì cơm sẽ ngon hơn so với đổ nước lạnh. Hạt cơm sẽ có tính dẻo, đàn hồi và thơm hơn. Trong lúc cơm chín, lớp ngoài cùng của hạt gạo sẽ co lại để tạo lớp màng bảo vệ để hạt gạo bên trong không bị nứt vỡ, giữ được mùi vị và các chất dinh dưỡng bên trong. 

Nếu bạn nấu cơm bằng nước lạnh, hạt gạo sẽ trương nở ra và nứt vỡ khiến mùi thơm, chất dinh dưỡng cũng theo đó mà biến mất.  Tùy theo khẩu vị của người ăn mà sẽ cho nhiều nước hay ít, tuy nhiên đừng cho quá nhiều nước sẽ gây nhão cơm và mất chất dinh dưỡng.

3. Hướng dẫn bảo quản gạo đúng cách 

Để gạo luôn thơm ngon thì việc bảo quản gạo vô cùng cần thiết. Điều đầu tiên là nên mua với số lượng vừa phải trong khoảng 1-2 tháng để tránh gây ẩm mốc làm hư hại gạo, đặc biệt với thời tiết ở nước ta tương đối nồm ẩm vào mùa Thu và dễ bị thiu vào mùa Hè. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng các loại gạo.

Cách chọn và bảo quản gạo kiểu này, cả tháng không sợ bị mốc, hỏng   - Ảnh 3.

Bảo quản gạo đúng cách giúp gạo thơm ngon hơn, tránh nấm mốc vi khuẩn - Ảnh: Internet

Nên bảo quản trong các xô, thùng có nắp đậy, nếu thùng nhựa trong thì càng tốt vì có thể quan sát chất lượng gạo bên trong, nếu có côn trùng thì sẽ nhanh chóng phát hiện ra. Để gạo tại nơi khô thoáng tránh ánh nắng trực tiếp để đảm bảo dinh dưỡng trong gạo không bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, bạn có thể rắc thêm một chút muối vào đáy thùng gạo sau đó đổ gạo lên trên, vị mặn của muối sẽ làm mối mọt bỏ đi. Lưu ý chỉ rắc một lượng muối nhỏ để tránh gạo bị mặn và có khả năng gây ẩm trở lại. 

Các bà nội trợ nên lưu tâm đến sức ăn của thành viên trong nhà để đong lượng gạo phù hợp, tránh nấu nhiều và ăn không hết sẽ đổ đi hoặc bảo quản bằng cách để tủ lạnh. Khi cơm để tủ lạnh (cơm nguội) trong thời gian quá lâu sẽ sinh ra các vi khuẩn phân hủy và lên men không tốt cho sức khỏe, nguy cơ rối loạn tiêu hóa hay ngộ độc thức ăn. 

Nếu bảo quản cơm nguội thì nên đậy nắp trong hộp kín không khí để giảm thiểu quá trình phân hủy, khi ăn đem ra hâm nóng lại hoặc rang cơm kỹ. Hạn chế tối đa việc để cơm ở ngoài vì dễ bị ôi thiu, sâu bọ xâm nhập, vào mùa lạnh có thể để bên ngoài không quá 8 tiếng và úp các rổ rá lên trên nồi cơm để đảm bảo thông thoáng. 

Nếu cơm đã để lâu và hâm nóng quá 2 lần sẽ làm hao hụt chất dinh dưỡng, sinh ra những vấn đề không tốt cho sức khỏe người sử dụng. 

4. Công dụng tuyệt vời của nước vo gạo 

Nước vo gạo có nhiều công dụng kỳ diệu mà bạn vô tình đã bỏ qua như:

- Hạn chế độc tố ở rau, củ,quả bằng cách ngâm nước vo gạo có pha ít muối trong khoảng 30 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Cách chọn và bảo quản gạo kiểu này, cả tháng không sợ bị mốc, hỏng   - Ảnh 4.

Chăm sóc da bằng nước vo gạo - Ảnh: Internet

- Giải độc củ măng khi giúp giảm độc tố acid cyanhydric có sẵn trong măng, ngoài ra bạn nên luộc măng khoảng từ 2-3 lần sau đó ngâm nước vo gạo để loại bỏ hoàn toàn độc tố này.

- Ngoài ra, nước vo gạo còn có tác dụng rất tốt khi chăm sóc làn da của mình. bạn chắt bỏ phần nước thừa và lấy tinh bột gạo đắp lên mặt. Phương pháp này giúp làm sạch sâu chất bẩn ở lỗ chân lông, làm mờ vết thâm và trị mụn hiệu quả. 



Tác giả: Minh Ngọc