Tay chân miệng là bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, bệnh có khả năng lây lan nhanh và dễ phát triển thành dịch. Bệnh thường xuất hiện và bùng phát vào thời điểm giao mùa và thường lây truyền tại những khu vực đông người như trường học hay nhà trẻ.
Tay chân miệng là bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi (Ảnh: internet)
Các dấu hiệu chứng tỏ trẻ bị tay chân miệng có thể kể đến: trẻ bỏ ăn, chảy nước miệng, khóc, bị đau miệng, sốt, nổi mụn ở lòng bạn tay, lòng bàn chân, mông, gối, lở miệng sau khi hết sốt.
Khi bệnh nặng trẻ sẽ bị sốt cao (hơn 39 độ), mệt mỏi, khó chịu hay quấy khóc.
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng, tuy nhiên chỉ cần chữa trị kịp thời và có chế độ chăm sóc khoa học, trẻ sẽ nhanh khỏi bệnh.
Khi bị tay chân miệng trẻ sẽ bị sốt nên việc làm đầu tiên đó là hạ sốt cho trẻ. Giữa rất nhiều loại thuốc khác nhau, các bậc phụ huynh hãy tìm những loại thuốc phù hợp với trẻ, tốt nhất hãy chọn những loại thuốc có chứa thành phần paracetamol.
Trẻ bị tay chân miệng hãy đưa đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời (Ảnh: internet)
Bạn có thể chọn thuốc Hapacol 250. Đây là loại thuốc sốt chứa 250mg Paracetamol và được bào chế dưới dạng bột sủi bọt. Bạn chỉ cần hòa tan trong nước và cho trẻ uống. Loại thuốc này thích hợp dùng để hạ sốt, giảm đau cho trẻ em. Sau khi uống thuốc nhanh chóng được hấp thu vào cơ thể và hầu như hoàn toàn thông qua hệ tiêu hóa.
Thuốc có mùi cam, vị ngọt nên rất dễ uống, các mẹ cho trẻ uống liên tục, mỗi lần uống cách nhau 4-6 giờ, trong 1 ngày uống không quá 5 lần.
Với loại thuốc này liều lượng sử dụng trung bình từ 10 – 15 mg/ kg thể trọng/lần. Lượng thuốc tối đa được sử dụng không quá 60 mg/kg thể trọng/24 giờ, tốt nhất hãy dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài bị sốt trẻ sẽ bị nôn hoặc nhợn ói. Sau đó trẻ sẽ bị giật mình chới với, cơ thể mệt mỏi, bước đi không vững, tay chân yếu, người run.
Các bạn lưu ý, khi bị tay chân miệng lúc thiu thiu ngủ trẻ sẽ bị nẫy người. Biểu hiện này khá giống với hiện tượng giật mình ở trẻ, tuy nhiên nếu trẻ bị giật mình sẽ lăn qua lăn lại khi ngủ sâu giấc.
Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng, tốt nhất hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để tình trạng bệnh nặng sẽ khó khăn trong vấn đề điều trị và nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Bên cạnh việc cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, lưu ý đến trẻ nhiều hơn thì các bậc phụ huynh nên xây dựng cho trẻ chế độ dinh dưỡng khoa học, cho trẻ ăn uống đủ chất để tăng cường sức đề kháng và nhanh khỏi bệnh.
Như vậy chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng sao cho đúng cách. Hy vọng qua bài viết này có thể giúp ích cho các bậc phụ huynh trong quá trình chăm sóc trẻ.
Tổng hợp