Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân ung thư thực quản tại nhà

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân ung thư thực quản tại nhà
Chăm sóc bệnh nhân ung thư thực quản tại nhà ngoài việc nhắc người bệnh uống thuốc đúng giờ giấc, còn phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng. Bên cạnh đó, người nhà cũng cần tìm hiểu kỹ để có cách chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân.

Thực quản là một bộ phận trong cơ thể, là một ống nối từ cổ họng đến dạ dày. Khi mắc phải ung thư thực quản đôi khi sẽ làm cho thực quản của người mắc phải bị thu hẹp dẫn đến tình trạng khó khăn khi nuốt thực phẩm.

Sau đây là một vài lời khuyên cho về chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc bệnh nhân ung thư thực quản tại nhà một cách tốt nhất.

1. Chú ý đến vấn đề cân nặng

Bệnh nhân cần được duy trì cân nặng cũng như thể trạng khỏe mạnh. Sút cân là một hiện tượng thường xảy ra đối với những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị ung thư thực quản. 

Nguyên nhân của hiện tượng này là do các tác dụng phụ trong quá trình điều trị cũng như do việc khó ăn trong ăn uống khi mắc bệnh. Tùy vào vị trí của khối u ung thư bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy đau khi ăn hoặc cảm thấy khó nuốt. Nếu bệnh nhân bị tụt từ 1 đến 2 pound mỗi tuần thì nên tăng lượng calo của bệnh nhân lên để hạn chế tình trạng bị tụt cân.

2. Chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư thực quản 

Để có thể lựa chọn được thực phẩm tốt nhất trong quá trình điều trị ung thư thực quản cần lưu ý đến vấn đề dinh dưỡng. Bởi đây là một vấn đề rất quan trọng trong suốt quá trình điều trị và phục hồi của người bệnh. 

Khi có được một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng tốt sẽ bạn duy trì sức khỏe tốt cũng như khả năng phục hồi của cơ thể nhanh chóng.

Chế độ dinh dưỡng của người bệnh nên được chia thành các bữa nhỏ chia đều trong suốt cả ngày. Khi chế độ dinh dưỡng ăn theo nhiều bữa nhỏ thì cơ thể sẽ thường xuyên được đảm bảo nhận đủ lượng calo, chất dinh dưỡng và protein cần thiết trong quá trình điều trị. 

Dưới đây là các lưu ý về chế độ dinh dưỡng tại nhà cho người bệnh ung thư thực quản:

Nguyên tắc ăn uống cho bệnh nhân ung thư thực quản

- Các bữa ăn cũng giúp cho người bệnh giảm thiểu đi các tác dụng phụ trong quá trình điều trị đi như trào ngược, ợ nóng hay cảm thấy no nhanh. 

- Nên chia thành từ 5 đến 6 bữa nhỏ cách nhau khoảng 3 giờ mỗi ngày.

- Chọn thực phẩm mềm để bệnh nhân có thể dễ nhai và nuốt. 

Tùy thuộc vào cách điều trị và tình trạng của từng bệnh nhân mà sẽ có cảm giác khó nuốt hoặc đôi khi là đau khi nuốt. Khi lựa chọn những thực phẩm mềm sẽ giúp cho việc ăn uống được dễ dàng hơn. Ngoài ra nên để người bệnh nhai kỹ và ăn chậm.

- Lựa chọn những thực phẩm giàu protein, sẽ giúp duy trì hệ thống miễn dịch của người bệnh cũng như hỗ trợ trong việc phục hồi và sửa chữa các tế bào và mô của người bệnh.

Các nguồn protein nạc tốt cho cơ thể như: trứng, các loại thịt nạc từ gà, cá hoặc gà tây, protein nạc cũng có trong các sản phẩm từ sữa ít béo bao gồm sữa chua, phô mai hoặc các sản phẩm khác thay thế sữa, có trong đậu và thức ăn đậu nành,...

- Trong các loại ngũ cốc nguyên hạt cung cấp cho người bệnh một lượng carbohydrate và chất xơ tốt sẽ giúp cơ thể duy trì được mức năng lượng. Các thực phẩm cung cấp ngũ cốc tốt như: cháo yến mạch, gạo lứt và bánh mì nguyên hạt,...

- Trong chế độ dinh dưỡng để chăm sóc bệnh nhân ung thư nên ăn thêm nhiều loại trái cây cũng như rau quả hàng ngày. Trong trái cây và hoa quả có các chất giúp cho quá trình chống oxy hóa cơ thể rất tốt cho quá trình chống ung thư. Nên sử dụng nhiều loại trái cây cũng như rau quả. Khi lựa chọn những loại không có vỏ và hạt do bệnh nhân ung thư thực quản trong quá trình ăn uống có thể gặp khó khăn. Tốt nhất là nên cho người bệnh ăn ít nhất là 5 phần trái cây cũng như rau quả mỗi ngày.

- Trong chế độ ăn uống nên sử dụng các nguồn chất béo lành mạnh như sử dụng dầu ô liu, bơ và các loại hạt. Không nên cho người bệnh sử dụng các thực phẩm chiên, sử dụng dầu mỡ cũng như là các chất béo. Nên sử dụng các thực phẩm nướng không qua dầu mỡ.

- Nên hạn chế các loại đồ ngọt và đường bổ sung. Các loại thực phẩm có chứa nhiều đường nhưng ít cung cấp các chất dinh dưỡng khác thì không nên cho người bệnh sử dụng mà thay vào đó nên sử dụng các loại thực phẩm bổ dưỡng khác.

- Việc uống đủ lượng nước cần thiết trong quá trình điều trị ung thư cũng rất quan trọng để ngăn ngừa người bệnh bị mất nước trong suốt quá trình điều trị. Không nên sử dụng các loại nước uống mà bên trong có chứa caffeine, bởi vì lượng caffeine quá nhiều sẽ gây mất nước cho người bệnh. Nếu trong quá trình ăn uống người bệnh cảm thấy khó ăn hay khó nuốt thì có thể uống thêm nước trong bữa ăn.

- Ngồi dậy sau khi ăn trong khoảng 1 giờ trước khi để người bệnh nằm xuống sẽ giúp cho người bệnh tránh các triệu chứng như ợ nóng, đầy hơi và ợ hơi đây là những hiện tượng phổ biến khi mắc ung thư tuyến tụy.

- Tìm hiểu rõ nhu cầu về dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh. Nếu không thể cung cấp đủ dinh dưỡng thông qua việc ăn uống thì có thể sử dụng một ống cho ăn trong một khoảng thời gian tạm thời để cung cấp dinh dưỡng cho bệnh nhân. Nên tham khảo các bác sĩ để xác định xem loại hỗ trợ dinh dưỡng nào phù hợp cho người bệnh.

3. Các lưu ý khác khi chăm sóc bệnh nhân tại nhà

- Trước khi sử dụng bất kỳ loại vitamin hay chất bổ sung nào cần phải hỏi bác sĩ trước do có một số loại thuốc trong quá trình điều trị có thể sẽ tương tác với vitamin và một số chất bổ sung.

- Người bệnh nên chú ý đến việc chăm sóc miệng tốt bởi trong quá trình điều trị bằng hóa trị và xạ trị có thể gây ra kích ứng niêm mạc miệng , cổ họng và thực quản của người bệnh. Những kích ứng này sẽ gây nên việc khó khăn trong ăn uống của người bệnh. Hóa trị và xạ trị có thể làm giảm đi lượng nước bọt của bệnh nhân khiến răng bị sâu. Cho nên việc chăm sóc tốt răng miệng là rất quan trọng.

- Nếu bệnh nhân được bác sĩ tiến hành chữa trị bằng phương pháp phẫu thuật thì bệnh nhân cần phải thực hiện theo đúng với tất cả các hướng dẫn của bác sĩ một cách cẩn thận và chính xác.

Điều quan trọng nhất khi chăm sóc bệnh nhân ung thư thực quản tại nhà đó là chú ý các biểu hiện. Nếu bệnh nhân gặp phải bất kỳ tác dụng phụ gì trong quá trình điều trị như buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy, nôn mửa... cần nhanh chóng tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được quá trình điều trị ung thư thực quản một cách hiệu quả nhất.


Tác giả: Lê Thọ Hưng