- Bình đựng thức ăn. Chú ý, thức ăn dành cho bệnh nhân nuôi ăn qua ống thông tại nhà phải ở dạng dung dịch, như sữa hoặc cháo xay lỏng.
- Ly nước sôi để nguội.
- Khăn lông sạch.
- Bơm tiêm dung tích 50cc.
- Tăm bông.
- Người chăm sóc cần rửa sạch tay bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn trước khi chuẩn bị dụng cụ và cho bệnh nhân ăn.
- Đỡ bệnh nhân nằm gối cao đầu, che khăn quanh cổ và trước ngực bệnh nhân.
- Trước khi nuôi ăn qua ống thông tại nhà cần kiểm tra vị trí ống thông có bị sai lệch không. Nếu ống bị tuột, bị lệch thì cần đến bệnh viện để đặt lại, người chăm sóc không tự ý điều chỉnh.
- Kiểm tra thức ăn bữa trước có tiêu hóa hết không bằng cách dùng ống tiêm rút dịch dạ dày ra. Nếu thức ăn còn khoảng 2/3 lượng thức ăn ban đầu thì không cho ăn thêm. Nếu thức ăn đã tiêu hóa hết thì bỏ pitton của bơm tiêm 50cc, lắp bơm tiêm vào đầu ống thông.
- Đổ thức ăn vào ống tiêm. Nâng cao hoặc hạ thấp ống tiêm để điều chỉnh tốc độ cho ăn.
- Khi bệnh nhân đã ăn xong thì đổ nước sôi để nguội vào ống tiêm để tráng ống.
- Gập đầu ống thông lại để tránh thức ăn trào ngược ra ngoài.
- Bỏ khăn nhưng vẫn yêu cầu bệnh nhân nằm cao đầu ít nhất nửa tiếng để thức ăn không trào ngược lên.
- Dọn dẹp dụng cụ, rửa ống tiêm sạch sẽ, để nơi khô ráo. Rửa sạch tay.
- Luôn kiểm tra dịch dạ dày trước khi cho ăn. Giảm lượng thức ăn xuống nếu dịch dạ dày trên 100ml.
- Nhiệt độ thức ăn nuôi ăn qua ống thông tại nhà thích hợp nhất là bằng với nhiệt độ cơ thể.
- Chuẩn bị thức ăn nhuyễn và lỏng, đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo cung cấp khoảng 2000kcal cho bệnh nhân mỗi ngày, tương đương khoảng 2000ml thức ăn. Lượng ăn mỗi lần khoảng 400ml, ăn trong khoảng 15 phút. Nên chia làm nhiều cữ ăn trong ngày để cơ thể dễ hấp thụ.
- Đến bệnh viện thay ống thông hàng tuần, hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
- Trào ngược thức ăn:
Nguyên nhân dẫn đến trào ngược thức ăn có thể là do chưa tiêu hóa hết thức ăn cữ trước đó, ăn quá nhiều, chưa bịt kín đầu ống thông khi ăn xong, hoặc người bệnh bị ho gây nôn.
Bệnh nhân cần nằm cao đầu trong và sau khi ăn. Nếu bị trào ngược hoặc nôn thì nghiêng đầu sang 1 bên. Cho bệnh nhân ăn chậm và ít, theo dõi tình trạng hấp thu và tăng dần lượng ăn. Nếu trào ngược nghiêm trọng thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Tiêu chảy:
Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy có thể là do bệnh nhân không dung nạp sữa, chế biến và bảo quản thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Do vậy, để khắc phục tình trạng này, người chăm sóc cần nắm rõ đặc thù dinh dưỡng của bệnh nhân, chọn sữa phù hợp, pha sữa đúng cách, nấu ăn và bảo quản thực phẩm kĩ càng, vệ sinh dụng cụ nuôi ăn qua ống thông tại nhà sạch sẽ.
Nếu tình trạng tiêu chảy nặng, nên xin ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc, tránh để bệnh nhân mất nước và kiệt sức.
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi của bệnh nhân. Khi gặp khó khăn trong ăn uống, bệnh nhân càng cần sự trợ giúp của người thân. Do vậy, mọi người nên tìm hiểu các kiến thức về kỹ thuật nuôi ăn qua ống thông tại nhà để giúp chăm sóc bệnh nhân tốt hơn.