Hướng dẫn 6 bước rửa mũi đúng cách để giảm triệu chứng cảm lạnh và dị ứng

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Hướng dẫn 6 bước rửa mũi đúng cách để giảm triệu chứng cảm lạnh và dị ứng
Rửa mũi là một phương pháp hiệu quả giúp giảm triệu chứng cảm lạnh và dị ứng. Bài viết dưới đây sẽ trình bày rõ ràng về những bước rửa mũi đúng cách để giảm triệu chứng cảm lạnh và dị ứng.

1. Các bước rửa mũi đúng cách để giảm triệu chứng cảm lạnh và dị ứng

- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

Để vệ sinh mũi, bạn cần có nước muối và bình chứa. Bạn có thể mua bình chứa sẵn dung dịch hoặc sử dụng ống tiêm để bơm nước muối vào. Bạn có thể tìm tất cả những nguyên liệu này tại hiệu thuốc.

Hướng dẫn 6 bước rửa mũi đúng cách để giảm triệu chứng cảm lạnh và dị ứng - Ảnh 1.

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị nước muối hoặc bình xịt có sẵn dung dịch (Nguồn: internet).

- Bước 2: Pha dung dịch muối

Nếu bạn mua dung dịch pha sẵn thì có thể bỏ qua bước này. Nhưng nếu bạn tự pha nước muối tại nhà thì bạn có thể mua thêm một loại bột để pha dung dịch muối và hãy làm theo những hướng dẫn trên nhãn. Lấy 1-2 cốc nước ấm, thêm vào ¼-½ thìa cà phê muối i-ốt và một chút baking soda để làm mềm tác động của muối. Hãy sử dụng nước cất vô trùng hoặc nước đun sôi và làm mát để pha dung dịch muối.

- Bước 3: Tư thế rửa

Để dung dịch thẩm thấu vào mọi ngóc ngách bạn cần áp dụng đúng tư tế. Nếu bạn sử dụng chai dạng bóp, bình neti hoặc ống tiêm thì hãy nghiêng người về phía trước khoảng một góc 45 độ, nghiêng đầu sao cho một lỗ mũi chỉ xuống bồn rửa. Và hãy nhớ đừng nghiêng đầu ra sau.

Hướng dẫn 6 bước rửa mũi đúng cách để giảm triệu chứng cảm lạnh và dị ứng - Ảnh 2.

Bạn cần nghiêng người về phía trước khoảng một góc 45 độ để dung dịch thẩm thấu (Nguồn: internet).

- Bước 4: Đổ nước muối vào

Để đổ nước muối hãy đặt vòi của bình neti hay một đầu của ống tiêm hoặc chai nhựa mềm vào bên trong mũi của bạn. Đầu vào không được sâu hơn chiều rộng của ngón tay, mở miệng và bóp ống tiêm, chai hoặc nghiêng bình chứa dung dịch để nước vào lỗ mũi của bạn. Hãy nhớ rằng bạn phải thở bằng miệng, không được thở bằng mũi.

Hướng dẫn 6 bước rửa mũi đúng cách để giảm triệu chứng cảm lạnh và dị ứng - Ảnh 3.

Trong thời gian rửa mũi, bạn phải thở bằng miệng, không được thở bằng mũi (Nguồn: internet).

- Bước 5: Để nước chảy

Nước muối sẽ chạy qua đường mũi và thoát ra bằng lỗ mũi khác hoặc có thể chảy xuống miệng. Khi đó bạn hãy nhổ dung dịch ra, không được nuốt. Nhưng nếu dung dịch đã đi xuống cổ họng thì cũng đừng quá lo, nó sẽ không làm tổn thương bạn.

- Bước 6: Làm sạch mũi và lặp lại

Sau khi xong, bạn hãy nhẹ nhàng xì mũi, và làm sạch dịch còn đọng lại. Lặp lại quá trình này với lỗ mũi còn lại. Khi thực hiện xong, hãy bỏ dung dịch dư và làm sạch triệt để các dụng cụ. Hãy phơi khô và cất chúng ở nơi sạch sẽ, khô ráo.

2. Những điều cần lưu ý

2.1. Làm gì nếu có cảm giác châm chích, nóng bỏng?

Nếu xuất hiện cảm giác châm chích, nóng bỏng trong mũi thì hãy thử sử dụng dung dịch pha loãng muối hơn và chắc chắn rằng bạn đang sử dụng nước ấm. Hãy để nghiêng đầu sang một góc 45 độ và không nghiêng ra đằng sau, giữ miệng mở và không thở bằng mũi.

2.2. Rửa mũi có tác động nhanh như thế nào?

Sau khi rửa mũi một đến hai lần, nếu thấy kết quả tốt bạn hãy tiếp tục làm. Bởi 1 nghiên cứu đã chỉ ra rằng rửa mũi trong thời gian dài giúp con người cảm thấy các triệu chứng xoang được kiểm soát và chất lượng cuộc sống được cải thiện.

2.3. Rửa mũi thường xuyên như thế nào?

Bạn chỉ nên sử dụng dung dịch muối 1 lần/ngày để làm lỏng chất nhầy, giúp chảy mũi xuống họng, làm sạch vi khuẩn trong mũi. Ngoài ra, nó cũng có thể rửa sạch các chất gây dị ứng. Sau khi các triệu chứng dị ứng hết, bạn có thể rửa 3 lần/tuần để phòng ngừa các triệu chứng quay trở lại.

2.4. Rửa mũi có đúng cho bạn không?

Rửa mũi có lợi cho những người bị các triệu chứng xoang mãn tính, dị ứng mũi, cảm lạnh, viêm xoang cấp, thậm chí cả cảm cúm. Rửa mũi có thể giúp cho cả người lớn và trẻ em, kể cả không bị dị ứng nhưng mọi người vẫn có rửa mũi mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn không nên rửa mũi nếu bị nhiễm trùng tai hoặc lỗ mũi.

2.5. Các cách để giảm các tác nhân gây dị ứng

Nếu bạn xuất hiện các phản ứng dị ứng. tránh các tác nhân gây dị ứng sẽ giúp bạn thở dễ dàng hơn. Điều đó cũng có nghĩa bạn nên tránh sử dụng máy điều hòa không khí trong nhà và trong xe trong mùa nóng, làm giảm độ ẩm trong nhà, và luôn luôn bật quạt hút khí tăm và nấu ăn. Ngoài ra, bạn nên hút bụi thường xuyên và sử dụng tấm bảo vệ nệm và bao gối.

Tác giả: DNA