Hơn 3 tháng này, sau khi tối cắt amidan, vì nhiều việc mà tôi phải suy nghĩ căng thẳng. Từ đó, tôi cảm nhận cơ thể mình luôn mệt mỏi. Mắt nhìn nhòe mờ. Khi di chuyển hoặc thay đổi tư thế đột ngột thì bản thân cảm thấy bồng bềnh. Khi đi khám bác sĩ, bác sĩ chẩn đoạn tôi bị rối loạn tiền đình. Xin bác sĩ cho tôi biết nguyên nhân và cách điều trị?
Hoàng Văn Hân (Hà Nội)
Những đối tượng trên nên chú ý các nguyên nhân rối loạn tiền đình (Ảnh: Internet)
Chào bạn Hân,
Theo lời mô tả của bạn, bạn đang có các triệu chứng của rối loạn tiền đình. Nguyên nhân rối loạn tiền đình có nhiều trực tiếp và gián tiếp.
Nguyên nhân trực tiếp gồm: u não, u dây thần kinh, viêm tai giữa,…làm tổn thương dây thần kinh số 8 (con đường truyền dẫn thông tin từ não bộ tới hệ thống tiền đình). Nguyên nhân gián tiếp gồm: mất ngủ, thiếu máu, stress, tắc nghẽn đọng mạch, huyết áp thấp,…khiến lưu lượng máu tuần hoàn lên não giảm, ảnh hưởng xấu tới não bộ và tế bào thần kinh.
Tình trạng stress (hay căng thẳng, lo lắng, mất ngủ,…) cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến tình trạng rối loạn tiền đình. Vì stress khiến cơ thể sản sinh lượng lớn hormone cortisol dẫn tới các bệnh như tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch,…làm tổn thương tới hệ thần kinh, trong đó dây thần kinh 8.
Bên cạnh đó, thói quen sinh hoạt, môi trường sống, thời tiết thay đổi cũng là yếu tố khiến bệnh tái phát. Những người lao động trí óc, phụ nữ tiền mãn kinh sau sinh, dân văn phòng cũng thường mắc hội chứng do đặc thù công việc và cuộc sống. Mức độ nặng nhẹ của bệnh tùy vào từng cơ địa từng người. Với từng nguyên nhân sẽ có cách điều trị khác nhau.
Rối loạn tiền đình có thể xuất hiện nở mọi lứa tuổi nhưng tuổi trưởng thành thường chiếm tỉ lệ cao nhất. Hiện nay, rối loạn tiền đình đang có xu hướng gia tăng ở đối tượng lao động trí óc. Người mắc hội chứng này do thiếu máu não có nguy cơ đột quỵ cao.
Trường hợp của bạn thuộc nguyên nhân gián tiếp bởi stress. Cắt amidan không ảnh hưởng nhiều tới bệnh trừ khi có biến chứng như chảy máu. Tuy nhiên, bạn nói vết thương đã lành nên tôi nghĩ nguy cơ này khá thấp.
Để điều trị, bạn cần tới khám chuyên khoa thần kinh và tai mũi họng. Bác sĩ có thể tiến hành chỉ định chụp Xquang, CTscaner và cộng hưởng từ cho bạn để tìm nguyên nhân. Từ đó, bạn sẽ được tư vấn phương pháp điều trị cụ thể. Bên cạnh đó, bạn cũng cần điều chỉnh lối sống sao cho lành mạnh, tránh căng thẳng. Các bài tập thể dục, thói quen tốt sẽ giúp bạn thư giãn và tránh stress.
BS. Hoàng Văn Thái