Hội chứng tự kỷ ở trẻ em và những điều bố mẹ còn chưa biết

Hội chứng tự kỷ ở trẻ em và những điều bố mẹ còn chưa biết
Lâu nay, chúng ta vẫn quan niệm hội chứng tự kỷ ở trẻ là bệnh lý, do đó dẫn đến những sai lầm về nhận thức và điều trị cho trẻ khiến cuộc sống của bé bị ảnh hưởng. Còn rất nhiều những điều khác về hội chứng này mà có thể bố mẹ chưa biết.

Lâu nay, chúng ta vẫn quan niệm hội chứng tự kỷ ở trẻ là bệnh lý, do đó dẫn đến những sai lầm về nhận thức và điều trị cho trẻ khiến cuộc sống của bé bị ảnh hưởng. Còn rất nhiều những điều khác về hội chứng này mà có thể bố mẹ chưa biết.

1. Hội chứng tự kỷ ở trẻ em là gì?

Tự kỷ không đơn thuần là một dạng bệnh lí có thuốc chữa khỏi mà đây là sự rối loạn thần kinh rất phức tạp mà biểu hiện là khả năng giao tiếp, tương tác xã hội hạn chế, những hành vi có tính chất hạn hẹp, lặp lại, thiếu sự sang tạo và linh hoạt. 

Trẻ em nam có nguy cơ mắc hội chứng tự kỷ ở trẻ cao hơn trẻ em nữ. Đây là một hội chứng mà tất cả những người làm cha mẹ đều rất lo sợ con mình mắc phải.

Ảnh 2.

Hội chứng tự kỉ ở trẻ em không phải bệnh có thuốc chữa (Ảnh: Internet)

Có một số nhóm đối tượng có nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn so với các nhóm trẻ khác:

- Mẹ nhiễm virus khi mang bầu

- Tổn thương, sang chấn khi sinh, can thiệp y khoa sai sót

- Khuyết tật hệ thần kinh tâm thần bẩm sinh

- Xuất hiện nhiễm sắc thể bất thường trong bộ gen di truyền

2. Dấu hiệu phát hiện hội chứng tự kỷ ở trẻ em

Hội chứng tự kỷ ở trẻ không giống như những căn bệnh khác, không có những biểu hiện rõ ràng khi trẻ còn nhỏ mà phải đến khi bé lớn, xuất hiện những dấu hiệu khác thường về khả năng ngôn ngữ, khuyết tật về trí tuệ thì bố mẹ mới có thể phát hiện con mình có mắc hội chứng này hay không.

Mỗi đứa trẻ có một mức độ suy giảm khả năng giao tiếp, hành vi khác nhau. Có những trẻ bị bị ở mức độ nhẹ nhưng triệu chứng trầm cảm nhưng có những trẻ cần đến sự can thiệp của y khoa.

Ảnh 3.

Trẻ tự kỉ không có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu đời (Ảnh: Internet)

Có thể nhận biết hội chứng tự kỷ ở trẻ em bằng những hành vi lặp đi lặp lại như lắc lư cơ thể, bước đi đan vào nhau. Có những trẻ tự kỷ hoàn toàn không quan tâm, chú ý đên những đồ vật, mọi người xung quanh nhưng lại có những bé lên cơn giận dữ, đạp phá, thậm chí tự gây tổn thương cho bản thân và người khác. Một số trẻ thậm chí có tình trạng co giật. 

Bên cạnh đó, hầu hết trẻ tự kỷ rất khó khăn trong giao tiếp và không sẵn sàng giao tiếp với mọi người xung quanh.

Những dấu hiệu của trẻ tự kỷ không thể phát hiện ngay mà sẽ xuất hiện dần dần trong khoảng 3 năm đầu đời của bé, khi bé cần có sự giao tiếp và vận động nhiều. Rất nhiều trường hợp bố mẹ không hề biết con bị tự kỷ vì 2 năm đầu đời bé phát triển rất bình thường. 

Ngoài ra, phải kể đến trường hợp tự kỷ mức độ nhẹ, trẻ vẫn có khả năng hoạt động và giao tiếp, nhưng khi áp lực cuộc sống lớn dần lên, bé sẽ bắt đầu không rà soát nổi và phát hiện dấu hiệu tự kỷ.

3. Điều trị hội chứng tự kỷ ở trẻ em như thế nào?

Tự kỷ là hội chứng sẽ theo bé cả cuộc đời, không thể khỏi hoàn toàn. Để không gây ra những hậu quả nghiêm trọng do bệnh nhân bị rối loạn nhân cách, biện pháp hữu hiệu nhất là tạo một môi trường thoải mái, gần gũi với trẻ, không tạo áp lực lên trẻ để trẻ cảm nhận được sự cân bằng, tinh thần phấn chấn, từ đó hạn chế tối đa những cơn rối loạn như gào hét, đập phá đồ đạc.

Ảnh 4.

Bố mẹ hãy dành nhiều thời gian ở bên con (Ảnh: Internet)

Với những bố mẹ có con tự kỷ, hãy luôn dành thật nhiều thời gian ở bên con, đưa con đến những nơi đông người để rèn khả năng giao tiếp xã hội cũng như khả năng tập trung. Hiện nay, đã có những trường học dành riêng cho trẻ mắc hội chứng tự kỷ ở trẻ - đó có thể sẽ là một lựa chon tốt dành cho bố mẹ trong việc giáo dục trẻ bị tự kỷ.

Ảnh 5.

Hiện nay, đã có những lớp học cho trẻ tự kỉ (Ảnh: Internet)

Tác giả: Trương Thị Mỹ Duyên