Hội chứng trầm cảm khi mang thai ảnh hưởng đến em bé như thế nào?

Hội chứng trầm cảm khi mang thai ảnh hưởng đến em bé  như thế nào?
Thất vọng, trầm cảm, hoảng loạn, phấn khích là những biểu hiện của hội chứng trầm cảm khi mang thai. Hiện tượng này gây ra những tác động tiêu cực đến em bé.

Với người phụ nữ mang thai là khoảng thời gian hạnh phúc nhất. Tuy nhiên đây không phải là giai đoạn dễ dàng, thuận lợi, bởi trong khi mang thai mẹ bầu phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức. Đây cũng chính là lý do vì sao mẹ bầu hay bị stress khi mang thai. 

Nhưng nếu chỉ là những cảm xúc thoáng qua thì không có gì đáng lo ngại, còn nếu những bất thường về cảm xúc kéo dài trong nhiều ngày sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi cũng như sự phát triển về sau của trẻ.

Ảnh 1.

Mẹ bầu bị trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé về sau (ảnh: internet)

Việc khắc phục hội chứng trầm cảm khi mang thai khá khó, bởi chứng bệnh này không có những biểu hiện, triệu chứng rõ ràng, cụ thể. Đến khi phát hiện được mình đã mắc phải hội chứng trầm cảm khi mang thai thì bệnh đã trở nên nặng hơn và cách điều trị cũng sẽ khó khăn hơn.

Nhưng nếu mẹ bầu không tìm cách điều trị hội chứng trầm cảm khi mang thai hay cách khắc phục những cảm xúc tiêu cực thì sau một thời gian cơ thể mẹ bầu sẽ sản sinh ra chất cortisol rất hại cho môi trường tử cung cũng như sự phát triển của thai nhi.

Sau đây là những tác động xấu của hội chứng trầm cảm khi mang thai với thai nhi cũng như sự phát triển về sau của em bé

1. Sinh non là ảnh hưởng của hội chứng trầm cảm khi mang thai

Các bác sĩ cho rằng trong một số trường hợp, việc mẹ bầu bị căng thẳng mãn tính có thể sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, em bé sẽ sinh ra khi chưa đủ ngày, đủ tháng.

Ảnh 2.

Nếu mẹ bị trầm cảm em bé sinh ra sẽ có sức đề kháng yếu (ảnh: internet)

2. Rối loạn giấc ngủ

Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy nếu mẹ bầu bị stress hay mắc hội chứng trầm cảm khi mang thai thì con của họ sẽ mắc chứng rối loạn giấc ngủ cao hơn bình thường. Biểu hiện của hiện tượng này là bé ít ngủ, giấc ngủ ngắn, trong lúc ngủ hay giật mình, khóc lóc, ngủ ngày, thức đêm, khóc dạ đề,...

3. Bé thiếu cân

Một trong những ảnh hưởng khá nghiêm trọng của hội chứng trầm cảm khi mang thai đó là gây ra hiện tượng thiếu cân ở trẻ sơ sinh. Việc chăm sóc cho những đứa trẻ bị thiếu cân cũng sẽ khó khăn và phức tạp hơn, đòi hỏi mẹ bầu cần phải có những kiến thức và kỹ năng nhất định.

3. Não bộ chậm phát triển

Căng thẳng, stress có thể gây nên những tác động hóa học trong não của em bé. Nếu mẹ bầu mắc phải hội chứng trầm cảm khi mang thai sẽ khiến em bé sinh ra kém thông minh, chậm chạp và không linh hoạt như những đứa trẻ khác.

Ảnh 3.

Mẹ bị trầm cảm nguy cơ cao trẻ sẽ bị tự kỷ (ảnh: internet)

4. Các vấn đề về hành vi

Các bác sĩ cũng đã chỉ ra rằng trẻ em có thể sẽ bị rối loạn hành vi nếu mẹ bầu bị stress hay mắc hội chứng trầm cảm khi mang thai. Rối loạn hành vi sẽ gây nên rất nhiều khó khăn trong việc giáo dục cũng như cho trẻ hòa nhập với cộng đồng.

Như vậy hội chứng trầm cảm khi mang thai ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi cũng như sự phát triển của em bé về sau. Chính vì vậy các mẹ nên chủ động phòng tránh chứng bệnh này. 

Các mẹ nên xây dựng một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, cân bằng giữa cuộc sống và công việc để tránh tình trạng căng thẳng, stress. Bên cạnh đó, người thân cũng nên quan tâm đến mẹ bầu nhiều hơn, tránh để mẹ bầu cảm thấy cô đơn, lạc lõng.

Trên đây là những ảnh hưởng của hội chứng trầm cảm khi mang thai đến thai nhi và sự phát triển của em bé về sau. Hy vọng, với tất cả những thông tin đã chia sẻ có thể giúp mẹ bầu trang bị thêm cho mình những kiến thức cần thiết để có một thai kỳ khỏe mạnh, đặc biệt là không để bản thân mắc chứng trầm cảm trong khi mang thai.

Tác giả: Đỗ Hoa