Hội chứng ống cổ tay và những điều cần biết

Hội chứng ống cổ tay và những điều cần biết
Hội chứng ống cổ tay là hiện tượng dây thần kinh trung tuyến ở ống cổ tay bị chèn ép. Có nhiều yếu tố làm tăng áp lực lên dây thần kinh trung tuyến và gân trong ống cổ tay. Một số người có ống cổ tay hẹp bẩm sinh sẽ dễ phát sinh hội chứng ống cổ tay.

1. Hội chứng ống cổ tay là gì?

Hội chứng ống cổ tay (CTS) là hiện tượng dây thần kinh trung tuyến ở ống cổ tay bị chèn ép.  Dây thần kinh trung tuyến truyền cảm giác từ bề mặt gan bàn tay của các ngón tay (trừ ngón tay út). Nó cũng điều khiển các cơ dùng để di chuyển ngón tay cái. Ống cổ tay được hình thành bởi xương cổ tay và dây chằng kéo ngang qua đoạn cổ tay. 

Ống cổ tay là một "đường ống" hẹp chứa các dây thần kinh trung tuyến và các gân điều khiển cử động của các ngón tay. Nếu các bộ phận ở gần hoặc trong ống cổ tay bị sưng hoặc dày lên có thể chèn ép các dây thần kinh trung tuyến, dẫn đến đau, tê và làm yếu bàn tay và ngón cái.

Hội chứng ống cổ tay và những điều cần biết - Ảnh 2.

Hội chứng ống cổ tay là hiện tượng dây thần kinh trung tuyến ở ống cổ tay bị chèn ép (nguồn ảnh: Hello Bacsi)

2. Dấu hiệu nhận biết hội chứng ống cổ tay

Sự chèn ép của dây thần kinh giữa trong ống cổ tay sẽ gây ra đau, tê bì và/hay loạn cảm của ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và một phần ngón nhẫn, còn ngón út không bị. Trong một số trường hợp, đau và tê bì có thể lan rộng lên đến toàn bộ bàn tay hoặc thậm chí đến cổ tay và cẳng tay nhưng hiếm khi qua khuỷu lên đến vai.

Những dấu hiệu này thường xảy ra nặng nhất vào ban đêm và đôi khi có thể đánh thức bạn dậy khi đang ngủ. Các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay cũng có thể xuất hiện khi bạn làm điều gì đó liên quan đến việc gấp duỗi cổ tay hoặc nâng cánh tay, ví dụ như khi nắm vô-lăng, nắm điện thoại hay sách báo, đánh máy, chơi gôn, thư ký hành chính, chơi cử tạ, thợ mộc, giết mổ thịt… Cuối cùng, bàn tay sẽ bị yếu đi, ảnh hưởng đến vận động và dễ làm rơi các đồ vật.

>>>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu hội chứng Digeorge

3. Nguyên nhân

Hội chứng ống cổ tay là do dây thần kinh giữa bị chèn ép. Dây giữa chạy từ cẳng tay qua ống cổ tay xuống đến bàn tay. Nó chi phối cảm giác cho ngón cái và ba ngón tiếp theo về phía gan tay. Nó cũng chi phối vận động cho các cơ thuộc mô ngón cái.

Nói chung, những nguyên nhân gây hội chứng ống cổ tay hay yếu tố gây kích thích hay đè ép dây giữa trong ống cổ tay đều có thể gây ra hội chứng ống cổ tay. Ví dụ, gãy các xương cổ tay có thể làm hẹp ống cổ tay và kích thích dây giữa, hoặc có thể do tình trạng phù và viêm do viêm khớp dạng thấp.

Trong nhiều trường hợp, không có một nguyên nhân đơn độc nào được xác nhận. Thường là do một sự kết hợp của nhiều yếu tố nguy cơ gây ra.

Hội chứng ống cổ tay và những điều cần biết - Ảnh 3.

Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng ống cổ tay(nguồn ảnh: WEBTHETHAO.VN)

4. Các yếu tố nguy cơ

Tỷ lệ mắc phải hội chứng ống cổ tay ở phụ nữ cao gấp 3 lần. Các cử động cổ tay lặp đi lặp lại – ví dụ như cong cổ tay khi sử dụng chuột máy tính, có thể làm nặng thêm hội chứng ổng cổ tay. Những người bị bệnh tiểu đường, béo phì, suy giáp, viêm khớp dạng thấp và tổn thương cho cổ tay làm tăng yếu tố nguy cơ gây hội chứng ống cổ tay. Nó cũng phổ biến hơn ở phụ nữ mang thai.

5. Phòng bệnh 

- Nghỉ ngơi thường xuyên từng thời gian ngắn khi hoạt động sử dụng nhiều đến bàn tay.

- Giữ cổ tay ở tư thế thư giãn trung bình là tốt nhất.

- Các bàn phím/bảng điều khiển được bố trí sao cho an toàn, hiệu quả nơi làm việc: để ngang tầm khuỷu tay hoặc thấp hơn một chút.

- Dùng con chuột đứng cho máy tính, giữ cho cổ tay ở một góc chuẩn thích hợp tối đa.

- Sử dụng bao cổ tay khi cần thiết.

Hội chứng ống cổ tay và những điều cần biết - Ảnh 4.

Nghỉ ngơi thường xuyên tránh hoạt động cổ tay quá nhiều (nguồn ảnh: Sóng Việt)

- Giữ bàn tay và cổ tay ấm khi làm việc: dùng găng tay không có ngón.

- Giảm lực và thư giãn khi cầm nắm

Hội chứng ống cổ tay tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị sớm, về lâu về dài bệnh sẽ gây ra những biến chứng không tốt cho hoạt động của đôi tay, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.

Tác giả: Lan Dương