Đau nửa đầu (hay còn gọi đau đầu migraine) là tình trạng đau đầu một bên dữ dội. Bệnh thường xảy ra đột ngột, đi kèm với các triệu chứng như nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn, cảm giác buồn nôn, nôn mửa. Đau nửa đầu thường xuất hiện ở nửa đầu bên trái, nửa đầu bên phải hoặc đôi khi đau cả hai bên. Cơn đau thường kéo dài từ 4 - 72 giờ, cảm giác như kim châm hay búa bổ từng phát.
Đau nửa đầu là một bệnh lý lành tính. Bệnh thường gặp ở nữ giới, trong độ tuổi từ 10 - 45 tuổi, gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh đau nửa đầu vẫn chưa được xác định rõ nên việc điều trị chỉ mang tính chất giảm nhẹ và hạn chế bệnh tái phát.
Đau nửa đầu là tình trạng đau đầu một bên dữ dội, bệnh thường xảy ra đột ngột. (Nguồn ảnh: Internet)
>>> Tìm hiểu thêm: Hội chứng tăng áp lực nội sọ
Nguyên nhân đau nửa đầu vẫn chưa được xác định rõ. Có nhiều giả thuyết cho rằng cơn đau nửa đầu liên quan đến tình trạng co hẹp hoặc giãn nở của các mô quanh não và các mạch máu trong da đầu, khiến nhiều máu bơm qua não hơn. Các thay đổi về hoạt động cũng như các hóa chất trong não cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến đau nửa đầu. Ngoài ra, còn có một số yếu tố tác nhân làm tăng nguy cơ bị đau nửa đầu, bao gồm:
- Các loại thuốc như: liệu pháp thay thế hormon, thuốc tránh thai
- Căng thẳng, stress
- Thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ sinh nguyệt, khi mang thai hoặc mãn kinh
- Thực phẩm: đồ ăn mặn, bột ngọt, cà phê, socola, pho mát, thực phẩm chế biến sẵn, rượu, bia,...
- Thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều...
- Cảm giác kích thích như: mùi bất thường, âm thanh lớn, đèn chói sáng và mặt trời, mùi nước hoa, mùi sơn, khói thuốc,...
- Thời tiết thay đổi
- Hoạt động gắng sức, kể cả khi quan hệ tình dục
- Phụ nữ có tỷ lệ đau nửa đầu cao hơn nam giới
- Tiền sử gia đình: nếu bố hoặc mẹ bị đau nửa đầu thì con cũng có nguy cơ cao bị đau nửa đầu
- Những người dưới 40 tuổi có nguy cơ bị đau nửa đầu cao hơn bình thường
Căng thẳng, stress là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau nửa đầu. (Nguồn ảnh: Internet)
Đau nửa đầu thường có những dấu hiệu cảnh báo sớm, thường xuất hiện trước cơn đau khoảng 1-2 ngày. Những dấu hiệu này được gọi là tiền triệu, gồm:
- Uể oải, mệt mỏi, ngáp liên tục
- Thay đổi vị giác, có cảm giác buồn nôn hoặc thèm ăn
- Đột ngột thay đổi tâm trạng, dễ hưng phấn hoặc trầm cảm
- Nhạy cảm với tiếng ồn
- Nhạy cảm với ánh sáng
Ngay trước khi cơn đau xuất hiện khoảng 10 -> 30 phút, người bệnh thường cảm nhận thấy các triệu chứng thoáng qua, thường là các vấn đề liên quan đến thính giác và thị giác như thấy các vầng hào quang, nhấp nháy ánh sáng, thấy các điểm đen hoặc chớp sáng.
Các dấu hiệu tiền triệu trên là đặc điểm phân biệt các cơn đau đầu thông thường với bệnh đau nửa đầu.
Tuy đau nửa đầu là một bệnh lành tính nhưng nếu nó xuất hiện với các dấu hiệu sau thì bạn cần đi khám càng sớm càng tốt để xin ý kiến của bác sĩ cũng như các chuyên gia:
- Thuốc sử dụng để điều trị cơn đau không có hiệu quả
- Mức độ và tần suất đau đầu ngày càng tăng
- Đau đầu kèm sốt, nôn mửa nghiêm trọng
- Mờ mắt, động kinh, cứng cổ, gặp khó khăn khi nói
- Người bệnh trên 50 tuổi
Dạng này gồm các triệu chứng thần kinh khu trú thường đi trước, kèm hoặc tiếp sau cơn đau đầu.
Dấu hiệu thông báo cơn thường xuất hiện trong khoảng 5 – 20 phút, kéo dài dưới 60 phút. Dấu hiệu có thể bao gồm các rối loạn chức năng thị giác, vận động, cảm giác, ngôn ngữ hoặc thân não. Dấu hiệu báo cơn thị giác là loại thường gặp nhất (90%). Đa số bệnh nhân có dấu hiệu báo cơn cảm giác hoặc vận động cũng có dấu hiệu báo cơn thị giác. Bên cạnh đó còn có dị cảm ở vùng tai – miệng với hiện trạng tê bì từ bàn tay, di chuyển lên cánh tay và tác động lên mặt, lưỡi và môi. Tình trạng yếu cơ khá hiếm gặp, thường xảy ra kết hợp với các triệu chứng thị giác và cảm giác.
Xảy ra với mọi lứa tuổi. Lứa tuổi gặp nhiều nhất là trung niên và tuổi già. Người mắc bệnh không phải lúc nào cũng có tiền sử đau nửa đầu hoặc có dấu hiệu báo cơn trước đó.
Biểu hiện với các triệu chứng thân não như chóng mặt, loạng choạng, ù tai, buồn nôn, nhìn đoio, rung giật nhãn cầu, dị cảm hai bên hoặc thay dổi về nhận thức, ý thức.
Có thể tản phát hoặc gia đình. Các cơn đau thường xuất phát từ các chấn thương sọ não nhẹ thúc đẩy.
Nói chung, sau khi xác định được hội chứng đau nửa đầu là gì thì không cần tiến hành các thăm dò, bệnh nhân cũng có đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, nếu cần thiết, bệnh nhân có thể thực hiện xét nghiệm máu sàng lọc, đo điện tâm đồ hay chụp cộng hưởng từ não.
Hội chứng đau nửa đầu có nhiều phương thức điều trị khác nhau (Ảnh: Internet)
Với phương pháp điều trị dùng thuốc, bệnh nhân dùng thuốc theo đơn có sự chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên điều trị không dùng thuốc như ghi nhật ký về tình trạng đau đầu để theo dõi yếu tố kích hoạt tiềm ẩn, luyện tập thư giãn, điều trị nhận thức hành vi, sinh hoạt cuộc sống điều độ hợp lý và hạn chế một số loại thức ăn không phù hợp.
- Gây não tăng chuyển hóa.
- Sản sinh gốc tự do.
- Tăng sinh bạch cầu.
- Tổn thương nội mô mao mạch.
- Gây co giãn mạch.
- Cơn thiếu máu não, đột quỵ.
>>> Có thể bạn quan tâm: Hội chứng Digeorge là gì?