Hội chứng cường giáp là gì?

Hội chứng cường giáp là gì?
Cường giáp là gì và những dấu hiệu nhận biết bệnh cường giáp là vấn đề mà nhiều người quan tâm trong bối cảnh bệnh cường giáp ngày một gia tăng. Cùng tìm hiểu những thông tin của bệnh cường giáp qua bài viết dưới đây.

1. Cường giáp là gì?

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết cực kỳ quan trọng trong cơ thể người, có hình cánh bướm nằm ở phía dưới vùng thanh quản. 

Tuyến giáp đóng vai trò truyền tải tín hiệu và điều khiển các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể, do đó, khi tuyến giáp gặp tổn thương, toàn bộ hoạt động của các cơ quan còn lại cũng sẽ bị ảnh hưởng tương ứng.

Cường giáp là gì? Cường giáp hay còn gọi là cường giáp trạng hoặc cường chức năng tuyến giáp là chứng bệnh xuất hiện khi tuyến giáp hoạt động quá mức dẫn đến các triệu chứng tim mạch, tăng chuyển hóa quá mức với các biểu hiện gầy, sút cân, tim đập nhanh,....

Bệnh cường giáp có nguy hiểm không? Bệnh cường giáp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm như:

- Lồi mắt ác tính: Người bệnh có thể bị lồi mắt, nhạy cảm với ảnh sáng và thường xuyên chảy nước mắt đi kèm với tổn thương giác mạc, viêm kết mạc. 

- Cơn bão giáp: khi các hormone tuyến giáp tăng quá cao, các triệu chứng bệnh sẽ trở nên nặng nề, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. 

- Biến chứng tim mạch: người mắc hội chứng cường tuyến giáp có thể gặp những biến chứng về tim mạch như tim đập nhanh hoặc có các rối loạn nhịp nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy tim. 

Bệnh cường giáp có lây không? Nguyên nhân gây bệnh cường tuyến giáp là do bệnh graves, đây là một dạng rối loạn tự miễn dịch. Thông thường, chức năng của hệ miễn dịch là bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại, vi khuẩn, vi rút. Khi bị bệnh graves, các kháng thể sẽ tấn công nhầm và kích thích tuyến giáp hoạt động quá mức. Do vậy, cường giáp là bệnh KHÔNG lây truyền từ người lành sang người lành. 

cường giáp là gì

Bệnh cường giáp do nhiều nguyên nhân gây ra như yếu tố gen, môi trường, ... Ảnh: Internet

Đọc thêm:

Rối loạn tình dục và bệnh tuyến giáp

Phân biệt chứng cường giáp và suy giáp

2. Nguyên nhân cường giáp

- Nguyên nhân chính gây cường giáp là bệnh Graves. Khoảng 80-90% số người bị cường giáp đều mắc bệnh Graves. Graves là một bệnh tự miễn, khi mắc bệnh tuyến giáp sẽ bị tấn công gây ra cường giáp

- Các nguyên nhân khác gồm: 

+ Sử dụng quá nhiều thuốc tuyến giáp

+ Bướu độc

+ Viêm tuyến giáp

3. Dấu hiệu và triệu chứng cường giáp 

Một trong những vấn đề mà nhiều người thắc mắc nhất đó là cường giáp là gì và các triệu chứng của bệnh cường giáp để nhận biết bệnh. 

Những người mắc phải chứng cường giáp thông thường sẽ gặp phải các triệu chứng như: bướu cổ, ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân nhanh, nhịp tim bất thường, đổ nhiều mồ hôi, run bàn tay, tiêu chảy. Người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi, nóng nảy, bực tức, khó ngủ, kèm các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt và không hứng thú với tình dục.

Ngoài ra, chứng cường giáp còn có thể gây ra các vấn đề về mắt như: Nhãn cầu bị nhô ra, mắt sưng đỏ và khô, thường xuyên chảy nước mắt, mắt nhìn mờ. Mắt bệnh nhân trở nên nhạy cảm với ánh sáng, cử động mắt giảm linh hoạt.

4. Biến chứng cường giáp 

Nếu không được điều trị có thể gây ra hiện tượng loãng khiến xương dễ gãy và hạn chế tầm nhìn của mắt, khiến thị lực bị suy giảm.

Những bệnh nhân bị cường giáp nặng nặng hoặc người không được điều trị, có thể gặp phải cơn bão giáp gây trụy tim mạch.

Khi quá trình điều trị diễn ra quá muộn bệnh nhân có thể phải đối mặt với chứng rối loạn nhịp tim, loạn nhịp hoàn toàn gây lấp mạch não khiến bệnh nhân bị suy tim toàn bộ hoặc liệt nửa người. Thậm chí nếu tình trạng chuyển biến xấu, các biện pháp can thiệp quá chậm trễ thì tính mạng bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm.

bệnh cường giáp

Cường giáp có thể gây ra các biến chứng về tim mạch. Ảnh: Internet

5. Chẩn đoán cường giáp 

Bệnh nhân khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh cần nhanh chóng đi đến cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị.

Trong quá trình chẩn đoán bác sĩ sẽ tiến hành khám các triệu chứng lâm sàng qua các triệu chứng bệnh nhân gặp phải đồng thời khám tuyến giáp khi bệnh nhân thực hiện động tác nuốt. Bệnh nhân có thể được chỉ định xét nghiệm máu để đo lượng thyroxin và TSH trong máu. Nếu qua xét nghiệm máu bệnh nhân được chẩn đoán mắc cường giáp thì sẽ tiếp tục các xét nghiệm tìm lý do gây bệnh như: xét nghiệm hấp thu i-ốt phóng xạ hoặc bức xạ đồ tuyến giáp.

6. Điều trị cường giáp 

Tùy thuộc điều kiện thể chất, tuổi tác của bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của chứng cường giáp mà bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Một số phương pháp thông dụng có thể dùng để chữa trị chứng cường giáp như:

-  Dùng iốt phóng xạ để uống theo chỉ định là một trong những phương pháp an toàn thường được dùng để chữa cường giáp.

- Sử dụng một số loại thuốc kháng giáp methimazole và như propylthiouracil.

- Để giảm triệu chứng tim đập nhanh bệnh nhân có thể chỉ định thuốc chẹn beta blocker.

- Phẫu thuật tuyến giáp là phương pháp được áp dụng khi bệnh nhân đang mang thai và không thể sử dụng các loại thuốc trên đây. Tuy nhiên rất hiếm trường hợp được chỉ định phương pháp này thì có thể đem lại rủi ro.

- Bệnh nhân có thể được chỉ định dùng corticosteroid, như prednisone để làm các mô đằng sau nhãn cầu bớt sưng hoặc các phẫu thuật mắt nếu cần thiết.

7. Người bị bệnh cường giáp nên ăn gì và kiêng gì?

Người bị bệnh cường giáp nên ăn gì?

Khi bị mắc bệnh cường giáp, ngoài việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống cho hợp lý. Dưới đây là những loại thực phẩm tốt cho người bệnh:

- Rau họ cải: bông cải xanh, súp lơ, cải bắp,...

- Các thực phẩm giàu kẽm: hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt bí, hạt lanh

- Đạm thực vật: gồm các loại đậu hạt

- Vitamin D và Omega 3: cá hồi, dầu lanh, hạt óc chó,...

- Các sản phẩm từ sữa

- Các loại quả giàu chất chống oxy hóa: kiwi, dâu tây, việt quất, cà chua, mâm xôi, bí đỏ, ớt chuông,...

người bị cường tuyến giáp nên ăn gì

Người bị cường tuyền giáp nên ăn các loại bông cải xanh, cá hồi, hạt óc chó, hạt lanh,.... (Ảnh: Internet)

Người bị bệnh cường giáp kiêng ăn gì?

Người bị cường giáp cần tránh các loại thực phẩm sau:

- Thực phẩm giàu i-ốt: muối i-ốt, rong biển, tảo, hải sản,...

- Thực phẩm có hàm lượng đường cao: kẹo, mứt, đường, nước ngọt, trái cây,...

- Bia rượu

- Cà phê

- Các thực phẩm chứa chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa: thịt đỏ, thức ăn xào, bánh quy, khoai tây chiên,...

- Sữa tươi nguyên kem

Bài viết chia sẻ những kiến thức tổng quan về cường giáp là gì, các dấu hiệu, biến chứng và cách điều trị bệnh cường giáp. Một khi phát hiện bản thân bệnh có những dấu hiệu bất thường, người bệnh cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và hướng dẫn chữa trị kịp thời.

Tác giả: Huyền Trang