Hóa trị ung thư máu được chỉ định khi nào?

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Hóa trị ung thư máu được chỉ định khi nào?
Hóa trị ung thư máu là phương pháp điều trị có thể chỉ định kết hợp cùng với xạ trị hay phẫu thuật hoặc áp dụng độc lập tùy vào mục đích của từng giai đoạn là gì.

1. Hóa trị ung thư máu là gì?

Hóa trị ung thư máu thường là phương pháp đầu tay được lựa chọn để điều trị cho bệnh nhân ung thư máu. Cơ sở của phương pháp hóa trị ung thư máu là sử dụng các loại đưa vào cơ thể bệnh nhân các loại thuốc, hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư nhờ vậy đạt được các hiệu quả điều trị mong muốn.

Các loại hóa chất, thuốc có thể được đưa vào cơ thể bệnh nhân bằng nhiều con đường khác nhau như đường uống, đường tiêm bắp, đường tiêm dưới da, đường tĩnh mạch,... Liều lượng và chủng loại các thuốc, hóa chất đưa vào cơ thể bệnh nhân khi hóa trị ung thư máu có thể thay đổi khác nhau phụ thuộc vào tình trạng bệnh.

2. Hóa trị ung thư máu được chỉ định khi nào?

Nhìn chung trong điều trị ung thư máu, hóa trị thể hiện nhiều vai trò khác nhau do vậy trường hợp có thể được chỉ định hóa trị ung thư máu cũng rất đa dạng. Một số trường hợp được chỉ định ung thư máu có thể kể đến như:

- Điều trị ung thư máu: Các loại hóa chất, thuốc được đưa vào cơ thể bệnh nhân khi tiến hành hóa trị ung thư máu có thể tiêu diệt tế bào ung thư máu, điều chỉnh cấu tạo máu về trạng thái bình thường giúp kiểm soát tình trạng ung thư máu. Nhờ vậy hóa trị ung thư máu được xem làm phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân ung thư máu.

- Giảm nhẹ các triệu chứng: bệnh nhân ung thư máu có thể gặp các biểu hiện rất dữ dội của bệnh, điều này khiến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy giảm nhiều. Khi này bệnh nhân có thể được chỉ định hóa trị ung thư máu để giảm nhẹ các triệu chứng do ung thư máu gây nên, đặc biệt là đau đớn. Vì vậy có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

- Bổ trợ cho các phương pháp khác: Hóa trị ung thư máu có thể được sử dụng như là một phương pháp bổ trợ để gia tăng hiệu quả cho các phương pháp điều trị khác như ghép tế bào mầm,... Thông thường hóa trị ung thư máu sẽ được diễn ra trước khi thực hiện ghép tế bào mầm cho bệnh nhân.

3. Bệnh nhân có thể gặp tác dụng phụ gì sau khi hóa trị?

Các loại hóa chất, thuốc sử dụng cho hóa trị ung thư máu đều là những loại thuốc có tác dụng rất mạnh, độc tính cao để có thể tiêu diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên cũng vì vậy mà sau khi hóa trị ung thư máu bệnh nhân có nguy cơ gặp nhiều tác dụng phụ khác nhau, mức độ biểu hiện tác dụng phụ tùy thuộc và liều lượng, thời gian sử dụng, sự đáp ứng của cơ thể với hóa chất,...

Các tác dụng phụ thường thấy trên bệnh nhân sau hóa trị ung thư máu có thể kể đến như tê buốt đầu ngón tay, ngón chân; rụng tóc; xám da; buồn nôn, nôn; rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón; vô sinh ở nam hay rối loạn kinh nguyệt ở nữ,...

Để hạn chế tác hại của các tác dụng không mong muốn sau hóa trị ung thư máu bệnh nhân cần được chăm sóc bởi một chế độ chăm sóc đúng đắn về dinh dưỡng, thể chất, phòng chống bội nhiễm,... và sự hỗ trợ của bác sĩ ngay khi có các tác dụng không mong muốn xuất hiện.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về hóa trị ung thư máu và những trường hợp cần thiết được thực hiện hóa trị ở bệnh nhân ung thư máu. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi thực hiện hóa trị ung thư máu, bệnh nhân cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ điều trị để được tư vấn về các chuẩn bị, sự cần thiết thực sự của hóa trị và các chăm sóc sau hóa trị,...


Tác giả: QN