Hóa trị ung thư cổ tử cung và các tác dụng phụ thường gặp

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Ngoại Tổng hợp
Hóa trị ung thư cổ tử cung và các tác dụng phụ thường gặp
Đối với bệnh ung thư cổ tử cung, việc chỉ định sử dụng phương pháp hóa trị phụ thuộc vào giai đoạn bệnh của bệnh nhân, không phải trường hợp nào cũng hóa trị được. Hóa trị ung thư cổ tử cung có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định.

1. Hóa trị ung thư cổ tử cung

Hóa trị (hóa chất) là phương pháp sử dụng các loại thuốc có khả năng ức chế các tế bào ung thư bằng cách tiêm vào tĩnh mạch hoặc đưa vào cơ thể bằng đường ống. Những loại thuốc này xâm nhập vào máu và ảnh hưởng đến tất cả các khu vực trên cơ thể. Hóa trị có công dụng hữu ích trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư ở hầu hết các bộ phận.

Đối với bệnh ung thư cổ tử cung, việc chỉ định sử dụng phương pháp hóa trị phụ thuộc vào giai đoạn bệnh của bệnh nhân, không phải trường hợp nào cũng hóa trị được.

2. Hóa trị là phương pháp phổ biến trong điều trị ung thư cổ tử cung

Đối với một số giai đoạn của bệnh ung thư cổ cung, bác sĩ sẽ cho kết hợp điều trị xong xong hóa trị và xạ trị. Các lựa chọn cho hóa trị kết hợp bao gồm:

- Cisplatin được sử dụng hàng tuần trong quá trình bức xạ. Thuốc này được đưa vào tĩnh mạch khoảng 4 giờ trước khi tiến hành xạ trị.

- Cisplatin cộng với 5-fluorouracil (5-FU) được tiêm 4 tuần trong khi xạ trị.

3. Hóa trị ung thư cổ tử cung di căn hoặc tái phát sau điều trị

Phương pháp sử dụng hóa chất cũng được sử dụng để điều trị ung thư cổ tử cung di căn (giai đoạn khối u đã lan sang các cơ quan khác). Ngoài ra đây cũng là phương pháp đem lại kết quả cao trong việc điều trị ung thư tái phát.

Các loại thuốc hóa học thường được sử dụng để điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn tiến triển bao gồm:

- Cisplatin Carboplatin Paclitaxel (Taxol ® ), Topotecan Gemcitabine (Gemzar ® )

- Sự kết hợp của các loại thuốc này thường được sử dụng.

- Một số loại thuốc khác cũng có thể được sử dụng như docetaxel (Taxotere ® ), ifosfamide (Ifex ®), 5-fluorouracil (5-FU), irinotecan (Camptosar ® ) và mitomycin.

- Thuốc nhắm mục tiêu bevacizumab (Avastin ® ) có thể được thêm vào hóa trị. Điều này được thảo luận trong phần về liệu pháp nhắm mục tiêu .

4. Tác dụng phụ của hóa trị ung thư cổ tử cung

Khi điều trị, hóa chất có thể tiêu diệt tế bào ung thư nhưng cũng làm ảnh hưởng tiêu cực lên một số tế bào bình thường, do vậy bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ nhất định.Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng gặp tác dụng phụ khi hóa trị, có thể ít hoặc nhiều phụ thuộc và thời gian hóa trị, lượng hóa chất đưa vào người...

Một số tác dụng phụ của hóa trị ung thư cổ tử cung bao gồm:

- Buồn nôn và ói mửa 

- Ăn mất ngon

- Rụng tóc

- Loét miệng

- Mệt mỏi (mệt mỏi)

Hóa trị có thể làm hỏng các tế bào sản xuất máu của tủy xương, số lượng tế bào máu có thể trở thấp hơn, gây ra các hiện tượng: nhiễm trùng do thiếu bạch cầu, chảy máu hoặc dễ bị bầm tím, dễ bị chấn thương (thiếu tiểu cầu), khó thở (hồng cầu thấp)

Khi hóa trị kết hợp với xạ trị, các tác dụng phụ có thể tăng dần mức độ nghiêm trọng, cụ thể:

- Thay đổi kinh nguyệt: 

Đối với những phụ nữ trẻ chưa cắt bỏ tử cung có thể gặp những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Đây là tác dụng phổ biến của hóa trị ở các bệnh nhân ung thư là nữ giới. Bệnh nhân có thể mang thai trong quá trình hóa trị tuy nhiên đây được coi là hành động gây nguy hiểm cho thai nhi bởi trẻ sinh ra có thể bị dị tật bẩm sinh và cản trở các phương pháp phẫu thuật. 

Đây là lý do tại sao phụ nữ tiền mãn kinh trước khi điều trị thường phải trao đỗi kỹ với bác sĩ về việc tránh thai và các hoạt động quan hệ tình dục. Tuy nhiên sau khi hóa trị kết thúc, bệnh nhân hoàn toàn có thể mang thai một cách an toàn với điều kiện phải xin ý kiến của bác sĩ về thời gian mang thai. 

Mãn kinh sớm (không có kinh nguyệt nữa) và vô sinh (không thể mang thai) có thể xảy ra khi hóa trị liệu. Phụ nữ lớn tuổi khi trải qua hóa trị sẽ có nguy cơ cao bị vô sinh hoặc mãn kinh sớm. 

- Bệnh lý thần kinh (hay còn được gọi là bệnh thần kinh ngoại biên): Một số loại thuốc dùng để điều trị ung thư cổ tử cung, bao gồm paclitaxel và cisplatin có thể làm tổn thương dây thần kinh bên ngoài não và tủy sống. 

Bệnh nhân có thể bị tê, đau, nóng rát hoặc cảm giác ngứa ran, làn da nhạy cảm hơn, tay chân yếu sức. Trong hầu hết các trường hợp, các tác dụng phụ này sẽ giảm dần hoặc biến mất sau khi ngừng điều trị nhưng nó có thể kéo dài rất lâu ở một số phụ nữ.

- Tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu

Điều này có thể xảy ra nhưng rất hiếm, một số loại thuốc hóa học có thể làm hỏng tủy xương vĩnh viễn, dẫn đến ung thư máu như hội chứng myelodysplastic, bệnh bạch cầu tủy cấp tính. Tác dụng phụ này thường đến trong vòng 10 năm sau khi điều trị. 

Trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ và y tá của bạn sẽ thông tin cho bạn biết những tác dụng phụ và các trường hợp không mong muốn có thể xảy ra. Thông thường các hiện tượng này sẽ biến mất sau khi kết thúc điều trị, điều quan trọng là làm thế nào để giảm bớt các triệu chứng không mong muốn này. 

Nguồn: https://www.cancer.org/cancer/cervical-cancer/treating/chemotherapy.html



Tác giả: MN