Hóa trị liệu ung thư thanh quản là gì? Có gây tác dụng phụ không?

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Hóa trị liệu ung thư thanh quản là gì? Có gây tác dụng phụ không?
Hóa trị liệu ung thư thanh quản là phương pháp điều trị kết hợp xạ trị và hóa trị cùng lúc nhằm tìm kiếm và tiêu diệt tế bào ung thư thanh quản.

1. Khi nào áp dụng hóa trị liệu trong điều trị ung thư thanh quản?

Hóa trị liệu nghĩa là kết hợp giữa xạ trị và hóa trị. Trong điều trị ung thư thanh quản hóa trị liệu sử dụng thuốc chống ung thư để tiêu diệt những tế bào ung thư nhờ việc lưu thông khắp cơ thể qua đường máu còn xạ trị là việc sử dụng tia X để điều trị những tế bào ác tính đó.

Khi nào được chỉ định?

Ung thư thanh quản ở giai đoạn T3 và T4 là giai đoạn khối u thanh quản không còn khu trú và bắt đầu di căn hay còn được gọi là giai đoạn ung thư thanh quản tiến triển cục bộ bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng hóa trị liệu.

Ngoài ta thì phương pháp này cũng có thể chỉ định thay thế cho phẫu thuật cắt thanh quản trước như thông thường. Ưu điểm của hóa trị liệu là bệnh nhân không bị mất giọng nói như cắt thanh quản.

Tuy vậy thì sau khi hóa trị liệu và vẫn có dấu hiệu ung thư tái phát thì vẫn cần phải thực hiện phẫu thuật.

Phương pháp này đòi hỏi một thể trạng sức khỏe tốt vì thế mà bạn cần phải làm những bài kiểm tra chung về sưc khỏe. Nếu không đạt thì bạn có thể áp dụng phẫu thuật loại bỏ ung thư và sau đó là xạ trị.

2. Thuốc sử dụng trong hóa tri liệu ung thư thanh quản

Các loại thuốc: 

- Cisplatin và fluorouracil (5FU)

- Cisplatin

- Carboplatin

- Taxol hoặc taxotere.

Đường dùng thuốc hóa trị liệu:

Thông thường sẽ là đường máu. Cũng giống như khi bạn truyền nước hay truyền dịch, thì truyền thuốc hóa trị ung thư thanh quản cũng sẽ có cách thực hiện tương tự như vậy. Các y tá/bác sĩ sẽ chủ động sử dụng một ống nhỏ vào trong tĩnh mạch của bạn và nối với ống truyền hóa chất (thuốc hóa trị) đó.

Thuốc hóa trị sẽ được truyền vào tĩnh mạch lớn ở ngực hoặc ở cánh tay. Ống truyền tĩnh mạch này sẽ được giữ lại trong khi bạn đang thực hiện điều trị.

Lưu ý:

Trước khi bắt đầu hóa trị liệu bạn sẽ được xét nghiệm máu và ngay cả trong chu kì điều trị. Ngoài máu thì thận và gan cũng cần phải kiểm tra.

3. Tác dụng phụ của hóa trị liệu ung thư thanh quản

Bạn có thể gặp phải một vài tác dụng phụ khi hóa trị liệu ung thư thanh quản. Những tác dụng phụ này sẽ tương tự khi xạ trị hoặc hóa trị đơn thuần.

Nhưng khi mà bạn áp dụng cả hai phương pháp kết hợp cùng nhau thì một số tác dụng phụ cũng có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Có một số tác dụng phụ cần phải can thiệp điều trị và có thể kéo dài sau điều trị kết thúc nhưng cũng có những tác dụng phụ sẽ được cải thiện sau 1 - 2 tuần.

Dưới đây là hai tác dụng phụ phổ biến:

-  Đau miệng và đau cổ họng: cảm nhận khi nuốt hoặc uống nước. Thuốc giảm đau và vệ sinh răng miệng đúng cách có thể giảm đau nhức. Với thuốc giảm đau hãy dùng trước bữa ăn khoảng nửa giờ.

Các loại thuốc giảm đau liều mạnh chẳng hạn như morphine cũng có thể được sử dụng trong trường hợp này nhưng cần phải theo chỉ định của bác sĩ.

- Khó nuốt: Cảm giác bị nghẹn ở cổ họng khi nuốt, đặc bietj là thức ăn rắn. tác dụng phụ này thường kéo dài nhiều nhất là từ 10 ngày đến 2 tuần sau khi kết thúc điều trị.

Mẹo ăn uống đối phó:

- Uống khoảng 3 lít nước mỗi ngày trong khi điều trị

- Ăn thức ăn mềm

- Ăn chậm và tránh ăn muộn. ăn khuya

- Uống nhiều nước trong và sau bữa ăn để làm mềm thức ăn

- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày

- Thử nhiều loại thực phẩm khác nhau để tìm ra loại dễ nuốt nhất

- Bổ sung đồ uống có hàm lượn calo cao để tăng lượng calo cho cơ thể nếu cần.

Trong trường hợp cần thiết việc truyền thức ăn lỏng qua tĩnh mạch hoặc qua ống thông mũi và dạ dày có thể được áp dụng.


Tác giả: Thắng Lê