Hoa mắt chóng mặt ngày nắng nóng có thể không phải do say nắng mà do 4 bệnh lý này

Hoa mắt chóng mặt ngày nắng nóng có thể không phải do say nắng mà do 4 bệnh lý này
Mùa hè nắng nóng, nhiều người thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt và đau đầu. Đây là những triệu chứng của say nắng nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo 4 bệnh lý nguy hiểm.

Hoa mắt chóng mặt là cảm giác lâng lâng, choáng váng hoặc mất thăng bằng. Bản thân chóng mặt không phải là một căn bệnh mà là một triệu chứng của các rối loạn khác nhau. 

Chóng mặt là tình trạng phổ biến, đặc biệt vào những ngày nắng nóng khi cơ thể mất nước, say nắng. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm.

1. Huyết áp thấp

Huyết áp thấp diễn ra khi chỉ số huyết áp thấp hơn 90/60. Nguyên nhân gây ra tình trạng này do một số yếu tố khách quan như đứng lên một cách nhanh chóng, ăn uống, đột nhiên cảm thấy sợ hãi hoặc trải qua một sự kiện gây sốc. Ngoài ra, huyết áp thấp cũng có thể xảy ra do một số điều kiện sức khoẻ như:

- Mang thai, do sự gia tăng nhu cầu về máu từ cả người mẹ và thai nhi đang phát triển

- Tuần hoàn bị suy giảm do đau tim hoặc bệnh tim

- Mất nước do tình trạng nôn mửa hoặc bị tiêu chảy nặng

- Rối loạn nội tiết, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, suy thượng thận và bệnh tuyến giáp

- Rối loạn chức năng tự trị, tổn thương dây thần kinh kiểm soát một số chức năng cơ thể

- Sốc phản vệ, một dạng phản ứng dị ứng nghiêm trọng

- Mất nhiều máu do chấn thương

- Nhiễm trùng máu

Hoa mắt chóng mặt ngày nắng nóng có thể không phải do say nắng mà do 4 bệnh lý này - Ảnh 2.

Các triệu chứng điển hình của huyết áp thấp là chóng mặt, mệt mỏi, đổ mồ hôi hoặc buồn nôn (Ảnh: Internet)

Đọc thêm: 

Triệu chứng của bệnh huyết áp thấp: Chớ coi thường hiện tượng hoa mắt, chóng mặt

Hiện tượng chóng mặt khi tập thể dục, nguyên nhân do đâu?

Huyết áp thấp không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng. Khi xuất hiện triệu chứng, người bệnh cảm thấy:

- Mệt mỏi

- Chóng mặt hoặc cảm thấy mất thăng bằng khi bạn đứng dậy từ tư thế nằm hoặc ngồi hoặc khi bạn đang đứng,

- Buồn nôn

- Đổ mồ hôi

- Nghiêm trọng hơn có thể ngất xỉu, mờ mắt, thị lực của bạn không tập trung hoặc mơ hồ

Bị huyết áp thấp nên làm gì?

Nếu tình trạng huyết áp thấp không nghiêm trọng, mọi người có thể cải thiện bằng cách thay đổi thói quen và lối sống:

- Bổ sung nước đầy đủ để tránh hạ huyết áp do mất nước

- Có thể ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên hơn trong ngày hoặc ăn các loại thực phẩm khác nhau. Tránh đứng dậy đột ngột sau khi ăn.

- Giữ tinh thần thoải mái, tránh tình trạng căng thẳng tột độ hoặc sốc

Nếu bạn bị huyết áp thấp khi đứng trong thời gian dài, hãy thử co cơ chân và di chuyển tại chỗ hoặc ngồi nghỉ.

Thay đổi vị trí từ từ và dần dần. Thay vì đứng dậy nhanh chóng, hãy chuyển sang tư thế ngồi hoặc đứng bằng những động tác nhỏ. Thở chậm, sâu có thể giúp giữ cho huyết áp của bạn tăng lên.

Những người bị huyết áp thấp thường xuyên và nghiêm trọng có thể cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

2. Rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình xảy ra khi xuất hiện sự rối loạn hoặc tắc nghẽn trong quá trình truyền dẫn, tiếp nhận thông tin của tiền đình. Các triệu chứng điển hình của rối loạn tiền đình là hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, ù tai, lo lắng, ... 

Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiền đình, chẳng hạn:

- Tổn thương dây thần kinh số 8 - đây là đường truyền dẫn thông tin điều khiển hệ thống tiền đình giữ thăng bằng cho cơ thể.

- Rối loạn tuần hoàn máu như tắc động mạch tiền đình, co thắt động mạch cột sống ảnh hưởng đến tai trong hoặc não.

- Do di truyền hoặc môi trường sống

- Do nhiễm vi khuẩn, virus ở tai

Hoa mắt chóng mặt ngày nắng nóng có thể không phải do say nắng mà do 4 bệnh lý này - Ảnh 3.

Người bị rối loạn tiền đình thường cảm thấy hoa mắt, chóng mắt, loạng choạng, ... (Ảnh: Internet)

Bị rối loạn tiền đình nên làm gì?

Những người bị rối loạn tiền đình nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, để phòng ngừa bệnh tái phát hoặc trở nên nghiêm trọng, mọi người nên:

- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất thiết yếu, hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ

- Tránh làm việc quá sức hoặc căng thẳng, không ngồi một chỗ quá lâu

- Áp dụng một số bài tập vật lý để các bộ phận trong cơ thể có sự phối hợp nhịp nhàng, giúp não dễ nhận biết tín hiệu và xử lý tín hiệu thông suốt. Chẳng hạn như bài tập Romberg, bài tập lắc lư hai bên, bài tập lắc lư trước sau, yoga, ... 

- Vận động nhẹ nhàng thường xuyên và ngủ đủ giấc

3. Thiếu máu

Thiếu máu do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng các triệu chứng đều tương tự nhau như chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, hụt hơi, nhức đầu, xanh xao, đau ngực, loạn nhịp tim. Đặc biệt, thiếu máu vì lý do gì đều có chung một hậu quả cơ bản: Cơ thể không có đủ các tế bào hồng cầu mang oxy cho nhu cầu của nó.

Hoa mắt chóng mặt ngày nắng nóng có thể không phải do say nắng mà do 4 bệnh lý này - Ảnh 4.

Người bị thiếu máu không chỉ cảm thấy chóng mặt mà còn mệt mỏi thường xuyên, xanh xao, nhức đầu (Ảnh: Internet)

Bị thiếu máu nên làm gì?

Để điều trị tình trạng thiếu máu cần dựa vào nguyên nhân:

- Nếu thiếu máu do bệnh lý, cần tập trung điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ

- Nếu thiếu mắt do thiếu sắt hoặc axit folic, mọi người có thể bổ sung các dưỡng chất này thông qua chế độ ăn uống hoặc bổ sung qua thuốc hoặc thực phẩm chức năng được bác sĩ kê đơn.

4. Đột quỵ

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đâu trên thế giới, đặc biệt vào những ngày hè nóng nực, nguy cơ đột quỵ tăng cao do cơ thể mất nước, hạ nhiệt không đúng cách, ... 

Đột quỵ xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ và chảy máu, hoặc khi có sự tắc nghẽn trong việc cung cấp máu cho não. Vỡ hoặc tắc nghẽn ngăn không cho máu và oxy đến các mô của não.

Một người bị đột quỵ được chăm sóc càng sớm thì kết quả của họ càng có khả năng tốt hơn. Do đó, nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ là điều rất quan trọng để bạn có thể hành động nhanh chóng. Các triệu chứng bao gồm:

- Bại liệt, tê hoặc yếu ở cánh tay, mặt và chân, đặc biệt là ở một bên cơ thể

- Khó nói hoặc hiểu người khác

- Nói lắp

- Nhầm lẫn, mất phương hướng, hoặc thiếu phản ứng

- Thay đổi hành vi đột ngột, đặc biệt là tăng kích động

- Các vấn đề về thị lực, chẳng hạn như khó nhìn ở một hoặc cả hai mắt với thị lực bị đen hoặc mờ, hoặc nhìn đôi

- Khó đi bộ

- Mất thăng bằng

- Chóng mặt

- Đau đầu dữ dội, đột ngột không rõ nguyên nhân

- Co giật

- Buồn nôn hoặc nôn mửa

Điều trị đột quỵ kịp thời là chìa khóa để ngăn ngừa các hậu quả như: tổn thương não, liệt hoàn toàn, tử vong.

Hoa mắt chóng mặt ngày nắng nóng có thể không phải do say nắng mà do 4 bệnh lý này - Ảnh 5.

Khi cảm thấy chóng mặt, mất thăng bằng, khó nói, ... nên thận trọng vì đây có thể là dấu hiệu của đột quỵ (Ảnh: Internet)

Làm thế nào để ngăn ngừa đột quỵ?

Không thể ngăn ngừa hoàn toàn được tình trạng đột quỵ, nhưng một số thay đổi trong lối sống có thể giảm thiểu nguy cơ và tăng cường sức khoẻ tổng thể:

- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và vận động thường xuyên

- Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá

- Giữ cân nặng vừa phải. Thừa cân béo phì có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Để giúp kiểm soát cân nặng, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống cân bằng và hoạt động thể chất thường xuyên. Điều này cũng có thể làm giảm huyết áp và mức cholesterol.

- Kiểm tra sức khoẻ thường xuyên, nhất là chỉ số huyết áp và cholesterol

Nguồn tham khảo:

1. What Causes Dizziness and How to Treat It

2. Everything You Need to Know About Low Blood Pressure

3. Everything You Need to Know About Stroke

4. A Guide to Anemia Symptoms


Tác giả: Vân Anh