Hóa chất tạo mùi thơm: Sát thủ thầm lặng gây bệnh ung thư

Hóa chất tạo mùi thơm: Sát thủ thầm lặng gây bệnh ung thư
Hóa chất không đơn thuần chỉ là những loại có tính tẩy rửa hay làm biến đổi chất. Trong sinh hoạt, hóa chất còn tồn tại dưới nhiều hình thức, phổ biến là hóa chất tạo mùi thơm.

Rất nhiều chị em phụ nữ thường có thói quen sử dụng các loại hóa chất tạo mùi hương, những loại hương thơm này tồn tại ở nhiều sản phẩm như nước rửa bát, bột giặt, nước xả, nước xịt ...

Theo The Guardian, khoảng 4.000 hóa chất hiện đang được sử dụng để tạo mùi hương cho sản phẩm nhưng lại không được liệt kê trên nhãn. Thay vào đó, trên nhãn chỉ có từ “chất tạo mùi” hay “hương thơm” (fragrance) xuất hiện trong thành phần của mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân và sản phẩm làm sạch. Một mùi hương có thể chứa từ 50 đến 300 hóa chất riêng biệt!

Việc đưa các loại hóa chất tạo mùi thơm chủ yếu là để che lấp mùi khó chịu của các thành phần tẩy rửa, tạo cảm giác hấp dẫn, dễ chịu cho người sử dụng. Tuy nhiên những loại hóa chất này thường tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe, nhất là đối với phụ nữ.

1. Ảnh hưởng sức khỏe do hóa chất tạo mùi thơm

Báo cáo của nghiên cứu BCPP (2018) về các thương hiệu chăm sóc và làm sạch cá nhân cho thấy khoảng 3/4 các hóa chất độc hại đến từ mùi hương được phát hiện trong khi thử nghiệm 140 sản phẩm. Các hóa chất được xác định có liên quan đến các vấn đề sức khỏe mãn tính, bao gồm cả bệnh ung thư.

Nhiều hóa chất độc hại trong sản phẩm tẩy rửa có thể trở thành “sát thủ” như VOC (Volatile Organic Compound), Amoniac, Chlorine, Butyl Cellosolve, Natri Hydroxit… Đặc biệt, VOC là hóa chất phổ biến dùng làm hương liệu nhân tạo trong các sản phẩm làm sạch.

Ngoài ra, VOC có thể gây kích ứng mắt, mũi và họng, nhức đầu, buồn nôn… Về lâu dài, VOC còn có thể gây tổn thương gan, thận, hệ thần kinh trung ương hay thậm chí là nguy cơ ung thư. NHS cho biết The Sun đã báo cáo một kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ dùng sản phẩm vệ sinh nhà cửa thường xuyên có nguy cơ ung thư vú gấp đôi.

Hóa chất tạo mùi thơm: Sát thủ thầm lặng gây bệnh ung thư - Ảnh 2.

Hóa chất tạo mùi thơm gây hại cho sức khỏe - Ảnh Internet

Ảnh hưởng do chất tạo mùi, tác động lên cơ thể người sử dụng

Thần kinh: Mùi hương liệu có thể gây ra hiện tượng kích thích thần kinh, vậy nên người hít hoặc ngửi nhiều hóa chất tạo mùi thường có cảm giác đau đầu.

Tiêu hóa: Độ mẫn cảm với các loại hóa chất mùi hương có thể gây ra những phản ứng khó chịu ở hệ tiêu hóa khiến bạn bị buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy

Da liễu: Hóa chất mùi thơm có trong các loại bột giặt, nước giặt, nước xả vải, là một trong những nguyên nhân phổ biến gây các bệnh về da như dị ứng, viêm da tiếp xúc

Hóa chất tạo mùi thơm: Sát thủ thầm lặng gây bệnh ung thư - Ảnh 3.

Giặt quần áo bằng những loại sản phẩm có tính chất kích ứng mạnh sẽ rất nguy hiểm đối với làn da, nhất là trẻ nhỏ

Hô hấp: Những người có tiền bị hen suyễn nên tránh xa các chất tạo mùi. Với đặc tính khuếch tán nhanh chóng vào không khí, gây ra hiện tượng khó thở, tực ngực, ho nhiều.

Ung thư: Thói quen tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa là một trong những nguyên nhân gây ung thư mà bạn thường không ngờ đến.

2. Giải pháp thay thế cho hóa chất tạo mùi

Thay vì lạm dụng các chất tẩy rửa, chăm sóc sức khỏe, bạn có thể sử dụng các loại hương liệu từ tự nhiên hoặc sản phẩm không chứa chất tạo mùi, nhất là đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải sản phẩm không có chất tạo mùi đều an toàn. Trước khi quyết định lựa chọn, bạn nên chú ý.

Sản phẩm không mùi: Dòng sản phẩm không mùi là quyết định lựa chọn an toàn nhất khi bạn cân nhắc mua các sản phẩm giặt giũ quần áo hoặc vệ sinh không gian sống của trẻ nhỏ. Hoặc bạn có thể chọn sản phẩm có chứa gốc thực vật hoặc chiết xuất từ tự nhiên, sẽ giảm thiểu những tác động của hóa chất lên cơ thể.

Hóa chất tạo mùi thơm: Sát thủ thầm lặng gây bệnh ung thư - Ảnh 4.

Sử dụng các sản phẩm có mùi hương tự nhiên để thay thế - Ảnh Internet

Sản phẩm mùi hương tự nhiên: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm mang danh nghĩa "tự nhiên" nhưng cần tỉnh táo vì rất có thể đó cũng là hóa chất tạo mùi. Nếu bạn thích mùi thơm, hãy tìm những phương pháp tạo mùi từ nguyên liệu tự nhiên như chanh, vỏ cam, quýt, tinh dầu tràm... Bạn có thể xông hoặc đốt trực tiếp để giúp căn phòng thơm tự nhiên hơn.

Sản phẩm có giấy chứng nhận uy tín: Trước khi mua bất kỳ một sản phẩm nào, bạn nên đọc kỹ thành phần và tìm hiểu xem thương hiệu có giấy chứng nhận “gốc thực vật” hay không. Chỉ có những sản phẩm đáng tin cậy mới được Bộ Nông nghiệp và các cơ quan uy tín chứng nhận các thành phần đảm bảo an toàn cho sức khỏe.


Tác giả: Nắng Mai