Cảm giác đau nhức, các cơn đau dai dẳng ở vùng thắt lưng, cổ, vai gáy, đôi khi lan xuống cả tay chân là đặc trưng của bệnh thoát vị đĩa đệm. Hiện nay, vẫn chưa có loại thuốc đặc trị nào cho căn bệnh này.
Khi có dấu hiệu mắc bệnh, phần lớn chúng ta đều tập trung tìm kiếm các biện pháp giảm đau thoát vị đĩa đệm nhằm xua tan cảm giác đau nhức, mang lại sự dễ chịu, thoải mái cho cơ thể. Châm cứu và chườm nóng là 2 trong số rất nhiều cách giảm đau thoát vị đĩa đệm được ưu tiên lựa chọn hiện nay.
Châm cứu là biện pháp được áp dụng phổ biến trong đông y. Hiện cũng có nhiều người lựa chọn biện pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm với mong muốn bệnh thuyên giảm nhanh mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, việc dùng kim châm vào các huyệt đạo trên cơ thể sẽ có tác dụng kích thích khu vực đĩa đệm, cột sống bị tổn thương sản sinh ra một lượng steroid tự nhiên, thúc đẩy cơ chế tự sửa chữa tổn thương và giải phóng endorphin - một loại hormone có tác dụng giảm đau thoát vị đĩa đệm hiệu quả.
Hiện nay, các loại châm cứu được áp dụng vừa nhằm giảm đau thoát vị đĩa đệm, vừa hỗ trợ điều trị bệnh như:
- Điện châm: là biện pháp phổ biến nhất, sử dụng điện cực mắc vào kim châm, điều chỉnh cường độ phù hợp để tăng kích thích vào vị trí đau trên cơ thể.
- Thủy châm: tiêm trực tiếp thuốc giảm đau vào huyệt đạo
- Ngải cứu: ngải cứu khô sao vàng tán nhuyễn thành bột rồi quấn vào giấy dạng như điếu thuốc. Đốt điếu ngải rồi hơ vào huyệt đạo để hỗ trợ hồi phục thương tổn, giảm đau thoát vị đĩa đệm nhanh chóng.
Cách thức châm cứu mang lại hiệu quả cao nhất khi thoát vị đĩa cột sống đi kèm với biểu hiện chuột rút vào sưng tấy. Phương pháp châm cứu sẽ có hiệu quả lâu dài khi được kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu, dùng Đông y và tập luyện.
Thực hiện châm cứu chính xác các huyệt đạo sẽ giúp cho bệnh nhân cải thiện tâm trạng, giải toả stress và bớt mệt mỏi.
Nếu tình trạng bệnh nặng hơn, phương pháp châm cứu sẽ được dùng kèm với các loại thuốc điều trị từ Đông y giúp bệnh nhân mau hồi phục trong quá trình điều trị.
Biện pháp giảm đau thoát vị đĩa đệm bằng chườm nóng được ưa chuộng nhờ hiệu quả giảm đau tức thời, tăng cường lưu thông khí huyết, giúp người bệnh có giấc ngủ sâu, ngủ ngon sau đó. Việc chườm nóng chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau, không phải là cách chữa thoát vị đĩa đệm triệt để. Khi thực hiện chườm nóng, người bệnh cần lưu ý về nhiệt độ, không nên chườm quá nóng dễ gây bỏng da.
Để giảm đau thoát vị đĩa đệm bằng chườm nóng, chỉ cần thực hiện đơn giản như sau:
- Dùng túi chườm chuyên dụng, đổ nước ấm ở nhiệt độ khoảng 60 - 70 độ C và đóng kín túi chườm không để rò rỉ nước ra ngoài.
- Dùng gối mỏng, mềm kê vùng bị thoát vị đĩa đệm lên cao khoảng 5 - 7cm so với mặt sàn.
- Đặt túi chườm lên vị trí bị đau và giữ nguyên trong khoảng thời gian 15 - 20'
- Chỉ nên chườm nóng 1 lần/ngày vào thời điểm trước khi đi ngủ. Thời điểm tốt nhất để thực hiện cách giảm đau thoát vị đĩa đệm này là khoảng 9h - 9h30' tối.
Việc chườm nóng sẽ giúp gia nhiệt vào vị trí đốt sống bị đau, làm cho các đĩa đệm giãn nở ra nên trong khi chườm cần giữ nguyên vị trí, không được xê dịch. Sau khi chườm xong, nhiệt độ giảm dần về bình thường và các đốt sống cũng trở lại trạng thái trước đó.
Ngoài cách đơn giản nhất là chườm nóng bằng nước, bạn có thể chườm nóng giảm đau thoát vị đĩa đệm bằng các loại thảo dược quen thuộc, tăng hiệu quả giảm đau và cảm giác dễ chịu như chườm với muối, gừng rang, ngải cứu sao khô…