Ai cũng biết các mẹ sau cuộc vượt cạn rất mệt mỏi và kiệt sức vì vậy họ cần hơ than sau sinh để phục hồi sức khỏe và làm đẹp. Từ ngày xưa ông bà ta đã áp dụng phương pháp hơ than sau sinh cho các sản phụ. Tuy nhiên theo các bác sỹ hơ than sau khi sinh mang lại nhiều tác hại hơn là lợi ích.
Theo quan niệm cũ, khi sinh con người mẹ bị mất khá nhiều máu. Thêm vào đó, khi mang thai, tim, mạch máu, cơ, phổi... của sản phụ phải tăng cường hoạt động để nuôi thai nhi nên đến khi sinh, mọi thứ đột ngột trở lại như cũ sẽ khiến cơ thể có sự dao động, yếu và thân nhiệt thấp hơn so với bình thường.
Vì vậy, phụ nữ sau sinh phải nằm hơ than để cơ thể ấm lại, máu huyết lưu thông, tuần hoàn máu tốt hơn. Cũng có quan niệm cho rằng hơ than sẽ giúp sản phụ và trẻ cứng cáp hơn. Lâu dài về sau, sản phụ không bị đau nhức mình mẩy, không bị lạnh run...
Đặc biệt, trong những ngày nhiệt độ xuống thấp như hiện nay thì càng nhiều gia đình cho rằng việc sản phụ phải nằm hơ than là điều tất yếu.
Ảnh: Internet
Trên thực tế, tất cả các bác sĩ đều cho rằng hơ than sau khi sinh mang lại nhiều tác hại hơn là lợi ích.
Theo bác sĩ Anh Tiên (Khoa Sơ sinh, BV Nhi Đồng 1, TP HCM), đây là một trong những thói quen sai lầm nghiêm trọng, việc hơ than sau khi sinh lợi ít mà hại thì nhiều. Cũng theo bác sĩ Anh Tiên, Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã từng tiếp nhận bé L.H.S quê ở Bạc Liêu nhập viện vì nhiễm trùng da nặng dẫn đến nhiễm trùng huyết. Khi thăm khám, các bác sĩ Khoa Sơ sinh ghi nhận bé có hơ than từ sau sinh.
Sở dĩ trẻ phải nhập viện cấp cứu sau khi hơ than là do đường hô hấp của cả mẹ và bé rất nhạy cảm, trong khi khói than có chứa rất nhiều khí CO2, đây là khí độc không tốt cho mẹ, đặc biệt là trẻ nhỏ có thể khiến cho bé ngạt thở hoặc có thể gây tử vong, nhẹ nhất cũng gây những ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp, gây viêm phổi cho cả mẹ và bé. Đặc biệt, đối với những bé sinh mổ, hơ than sẽ khiến chất đàm nhớt bên trong vốn chưa được tống ra trong quá trình chuyển dạ bị khô cứng lại, bé sẽ dễ bị bệnh đường hô hấp tái đi tái lại nhiều lần.
Ảnh: Internet
Da của em bé còn rất non nớt, than nóng sẽ làm bé dễ bị bỏng. Ngoài ra, tro than bám vào người bé cộng với mồ hôi do môi trường quá nóng trong phòng nằm than làm cho bé bị rôm sảy, nặng thì nhiễm trùng da, nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến nhiễm trùng máu.
Nhiệt độ của bếp than không phải lúc nào cũng giống nhau. Có lúc nóng hừng hực, có lúc tắt ngấm. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột làm cơ thể yếu và mệt mỏi hơn. Thực tế, hàng năm vẫn có những trường hợp trẻ sơ sinh bị bỏng do hơ than. Lửa than bén lên giường, nệm gây cháy và làm bỏng bé.
- Thoa rượu gừng, rượu nghệ, dầu để giữ ấm cơ thể và kích thích các huyệt dưới da hoạt động. Thoa rượu gừng, rượu nghệ có tác dụng giữ ấm, làm đẹp da và giảm mỡ bụng hiệu quả.
- Sử dụng các thiết bị sưởi.
Ảnh: Internet
- Vận động nhẹ nhàng sau khi sinh vài tuần.Mục đích chính của việc nằm hơ than sau sinh chính là giữ ấm cho mẹ và bé. Vậy thì mẹ hoàn toàn có thể áp dụng những biện pháp sưởi ấm khác an toàn hơn dưới đây.
- Giữ ấm cơ thể bằng cách mặc áo ấm, khăn choàng cổ, đi tất, mang bao tay.
- Phụ nữ trong tháng không được đụng nước lạnh nhưng vẫn phải tắm, vệ sinh thân thể bằng nước ấm.