Ho khi giao mùa khiến cơ thể khó chịu. Đó có thể là những cơn ho kéo dài, liên miên không dứt. Có một vài trường hợp từ ho thông thường chuyển thành ho mãn tính và các bệnh liên quan đến đường hô hấp khác.
Theo y học, ho xảy ra có thể là dấu hiệu bảo vể cơ thể của một cơ chế sinh lý tự nhiên, tuy nhiên nó cũng có thể là biểu hiện của rất nhiều bệnh lí. Bệnh ho có nhiều dạng như ho cấp tính, ho mãn tính, ho kéo dài, ho khan, ho theo cơn, ho có đờm, ho khèm theo khàn giọng hoặc ho khúc khắc mỗi lần một vài tiếng.
Điều trị ho giao mùa hay ho thông thường đều phải hết sức thận trọng để tìm ra nguyên nhân chính. Từ đó có hướng giải quyết thích hợp và dứt điểm được tình trạng của bệnh.
Ho có thể đến do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là 2 nhóm nguyên nhân phổ biến của bệnh ho:
Các dạng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên phổ biến như viêm họng, viêm VA, viêm amidan, viêm mũi, cảm cúm, viêm xoang. Đặc điểm của bệnh ho khi giao mùa trong các loại bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là chúng thường xuất hiện khá nhanh.
Chẳng hạn như với ho có đờm thì có nguyên nhân là niêm mạc mũi họng bị tăng tiết dịch, khi ho thường có các triệu chứng kèm theo như chảy mũi, ngạt mũi, đau họng, ù tai và sốt.
Đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới (Ảnh: Internet)
Sau khi chữa được hết viêm thì các triệu chứng ho sẽ còn kéo dài thêm một khoảng thời gian nữa mới hết hẳn và các triệu chứng này sẽ lại xuất hiện khi có thêm một đợt viêm mới.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới thường dưới các dạng sau:
- Viêm phế quản: Là bệnh do tổn thương xảy ra ở phế quản (thường là phế quản trung bình và lớn) ở dạng viêm cấp tín hay mạn tính của phế quản. Ho chính là biểu hiện chủ yếu, đầu tiên người bệnh sẽ ho khan rồi đến ho có đờm và có kèm theo bị sốt..
Ho do viêm phế quản mãn tính sẽ kéo dài khoảng 3 tháng/đợt.
- Dị ứng và hen là một dạng bệnh mạn tính ở phế quản phổi. Cụ thể các phế quản bị phù nề, co thắt và viêm dẫn đến đường thở bị tắc nghẽn. Ngoài các triệu chứng như khó thở, thở khò khè và đau tức ngực thì ho là biểu hiện đặc thù mà bệnh nhân thường xuyên gặp phải.
Bệnh nhân bị ho vào ban đêm và sáng sớm. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh là do thay đổi thời tiết (ho khi giao mùa), hút thuốc lá và khi hít khói bụi. Vấn đề dị ứng và nhiễm khuẩn thường kết hợp cùng lúc với nhau, dẫn đến quá trình chữa trị lại càng trở nên khó khăn.
- Giãn phế quản: nguyên nhân của bệnh giãn phế quản có thể do mắc phải hoặc bẩm sinh. Biểu hiện của bệnh chủ yếu là ho thành cơn, các cơn ho xuất hiện nhiều hơn lúc sáng sớm, đặc biệt là lúc ho khạc ra rất nhiều đờm màu trắng.
Xem thêm:
5 bài thuốc đông y giữ họng luôn khỏe mạnh
- Viêm phổi: bệnh viêm phổi thường xuất hiện một cách đột ngột kèm theo các triệu chứng như sốt rét rồi lại sốt nóng cùng với ho khan, đau tức ngực. Đặc biệt đờm khạc ra đặc quánh có màu vàng hoặc màu gỉ sét.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): bệnh xảy ra do tình trạng đường lưu thông không khi bị tắc nghẽn từ đó dẫn tới khó thở. Giai đoạn nặng của bệnh, sẽ xảy ra tình trạng ho khạc ra đờm kéo dài.
- Lao phổi: Bệnh nhân bị giảm cân, gầy sút cùng với những cơn sốt âm ỉ kéo dài. Khi ho sẽ khạc ra đờm màu trắng hoặc ra máu (nặng) ho húng hắng.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân gây ho như: Ho do ô nhiễm môi trường, bệnh trào ngược dạ dày thực quản (ho kéo dài hoặc thỉnh thoảng ho vài tiếng), ho do các bệnh tim mạch (ho kéo dài nhiều tuần sau khi dừng điều trị thuốc). Bạn cần phân biệt chúng với ho khi giao mùa để có được biện pháp y tế phù hợp.
Như đã nói ở trên, ho có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh. Có khi chữa trị đơn giản như: uống thuốc giảm ho, vệ sinh mũi họng hay loại trừ được những yếu tố nguy cơ hoặc nguyên nhân tại chỗ như bụi, nhiễm lạnh...cũng khỏi, nhưng đôi khi lại phải điều trị kéo dài và gặp khó khăn.
Phân biệt đâu là ho theo mùa để được điều trị thích hợp (Ảnh: Internet)
Khi bị ho, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời xem đó là ho khi giao mùa hay ho do các bệnh nguy hiểm khác.
Nguồn: suckhoedoisong