Ho kéo dài khi bị COPD: Phân tích nguyên nhân, hướng phòng ngừa và điều trị

Ho kéo dài khi bị COPD: Phân tích nguyên nhân, hướng phòng ngừa và điều trị
Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là căn bệnh gây khá nhiều cản trở việc hô hấp của người mắc bệnh. Ho kéo dài khi bị COPD là triệu chứng thường gặp mà người bệnh cần quan tâm và có hướng điều trị sớm.

Đa số mọi người thường bị ho trong thời gian ngắn vì cảm lạnh, cảm cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Loại ho này sẽ biết mất sau vài ngày hoặc vài tuần. Thế nhưng ho kéo dài khi bị COPD lại được gọi là tình trạng ho dai dẳng trong thời gian dài, từ vài tuần cho đến nhiều tháng liền.

Ho kéo dài khi bị COPD là tình trạng khá thường xuyên khi bạn được chẩn đoán mắc bệnh, kèm theo đó là khó thở - được gọi là viêm phế quản mãn tính và khí phế thủng. Ho dai dẳng thường không gây quá nhiều nguy hiểm nhưng lại làm cản trở cuộc sống của người bệnh, vậy nên cần có những phương án xử trí tốt nhất để tránh tình trạng này kéo dài quá lâu.

Ho kéo dài khi bị COPD: Phân tích nguyên nhân, hướng phòng ngừa và điều trị - Ảnh 1.

Ho kéo dài khi bị COPD là tình trạng khá thường xuyên khi bạn được chẩn đoán mắc bệnh - Ảnh: Pulmonologyadvisor

1. Nguyên nhân gây ho kéo dài khi bị COPD

Ho là một phản ứng tự nhiên của cơ thể, nó đóng vai trò quan trọng trong hệ thống hô hấp. Phản ứng ho giúp đẩy chất nhầy hoặc các chất kích thích ra khỏi phổi qua đường hô hấp. Hút thuốc có thể là nguyên nhân gây ho kéo dài khi bị COPD; tuy nhiên những người hút thuốc bị ho kéo dài không phải ai cũng bị COPD.

Trong giai đoạn đầu của COPD, người bệnh có thể bị ho thường xuyên vào sáng sớm. Tuy nhiên, tình trạng ho kéo dài khi bị COPD sẽ diễn ra vào giai đoạn sau của bệnh, ho có thể xảy ra suốt cả ngày. Nhiều người bị COPD cũng có thể ho vào ban đêm, khiến giấc ngủ bị gián đoạn rất nhiều.

Ho kéo dài khi bị COPD thường tạo ra chất nhầy trong ống thở, hay còn gọi là đờm. Cơn ho sẽ đẩy chất nhầy đi qua đường thở, xuống họng rồi đến miệng. Đây cũng là lí do mà người bệnh COPD nên vệ sinh họng thường xuyên, đặc biệt là vào buổi sáng. Chất nhầy được đẩy ra có thể có màu trắng, vàng hoặc xanh lá cây – là báo hiếu của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

Ho kéo dài khi bị COPD: Phân tích nguyên nhân, hướng phòng ngừa và điều trị - Ảnh 2.

Nguyên nhân gây ho kéo dài khi bị COPD còn do viêm phế quản mãn tính - Ảnh: Medicalnewstoday

Nguyên nhân gây ho kéo dài khi bị COPD còn do viêm phế quản mãn tính, khi mà đường thở của bệnh nhân thường xuyên bị kích thích. Ngoài ra, khỏi thuốc lá và các loại chất kích thích khác (chẳng hạn như khói bụi ô nhiễm) cũng có thể là nguyên nhân gây ho kéo dài khi bị COPD.

Sự kích thích trong đường thở gây ra 2 vấn đề khiến không thể đi qua đường thở để đến phổi đủ, bao gồm:

- Lớp niêm mạc của đường thở trở nên sưng tấy.

- Phổi tạo ra quá nhiều chất nhầy dư thừa.

Ho dai dẳng rất phổ biến đối với những người bị COPD. Bởi đây là triệu chứng chính của viêm phế quản mãn tính. Một người được chẩn đoán mắc bệnh viêm phế quản mãn tính khi họ bị ho kéo dài ít nhất ba tháng trong 2 năm liên tiếp. Và nhiều người mắc COPD có ít nhất một số triệu chứng ho ho viêm phế quản mãn tính.

2. Điều trị và phòng ngừa ho kéo dài khi bị COPD

2.1. Điều trị

Việc điều trị ho bằng thuốc hay các biện pháp khác tùy thuộc vào từng loại ho. Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm ra cách đối phó với cơn ho kéo dài khi bị COPD.

Một số cơn ho có mục đích hữu ích và quan trọng giúp làm sạch chất nhầy khỏi đường thở. Trong những trường hợp đó, tốt hơn là không nên ngăn chặn cơn ho. Nếu ho là do chất nhầy quá đặc thì uống nhiều nước có thể giúp làm loãng đờm hơn. Và nếu uống nước nhiều vẫn không hiệu quả, bác sĩ có thể kê cho người bệnh các loại thuốc giúp long đờm, làm cho đờm loãng hơn.

Đôi khi, cơn ho kéo dài khi bị COPD có thể làm bệnh nhân đau đớn và khó kiểm soát. Trong những trường hợp đó, bác sĩ có thể sẽ kê các loại thuốc ức chế cơn ho, giúp người bệnh cắt ho hiệu quả. Những loại thuốc ức chế này cũng có thể được kê cho những trường hợp ho không kèm theo đờm.

Đối với những người bị COPD, ho cũng có thể gây ra tình trạng co thắt phế quản. Điều này xảy ra khi các cơ xung quanh đường thở đột ngột căng lên, gây hẹp đường thở khiến người bệnh khó thở. Để giúp giảm cơn ho gây co thắt phế quản, bác sĩ có thể sẽ kê đơn các loại thuốc hít có tác dụng giãn phế quản nhanh chóng.

=>> Muốn điều trị COPD hiệu quả cần lưu ý một vài điều. Bạn có thể tìm hiểu thêm qua bài viết: Lưu ý khi dùng thuốc điều trị COPD: Hiểu rõ tác dụng và tuân thủ liều lượng là chưa đủ!

2.2. Phòng ngừa

Thay vì đợi cơn ho đến và dùng thuốc điều trị, sau khi biết nguyên nhân gây ho kéo dài khi bị COPD, người bệnh cần có phương án phòng ngừa tối đa. Cần giữ cho phổi luôn trong tình trạng khỏe mạnh, tránh các nguy cơ viêm ở đường hô hấp và phòng ngừa các đợt bùng phát của COPD. Dưới đây là một số lời khuyên có thể giúp ngăn ngừa tình trạng ho kéo dài khi bị COPD:

- Điều đầu tiên và quan trọng nhất là bỏ hút thuốc, vì nó là nguyên nhân hàng đầu gây COPD; gây viêm phế quản mãn tính và gây ho kéo dài khi bị COPD.

Ho kéo dài khi bị COPD: Phân tích nguyên nhân, hướng phòng ngừa và điều trị - Ảnh 3.

Thường xuyên hút bụi nhà cửa giúp phòng ngừa ho kéo dài khi bị COPD - Ảnh: Medicalnewstoday

- Bụi là nguồn gây ô nhiễm không khí hàng đầu bởi nó hấp thụ khí độc. Vậy nên hãy làm sạch nhà cửa, hút bụi thường xuyên để đảm bảo môi trường sống hàng ngày của người bệnh không có vi trùng gây hại cho phổi.

- Giảm thiếu tối đa sử dụng các loại chất tẩy rửa có chứa khí amoniac, chất này có thể gây nguy hiểm cho phổi và da của người bệnh.

- Tránh tập trung ở những nơi đông đúc như chợ và khu vực bị tắc nghẽn giao thông.

- Cuối cùng, hãy tập thể dục thường xuyên để đảm bảo sức khỏe tổng quát. Lưu ý nên tập thể dục trong nhà khi thời tiết bên ngoài quá lạnh.

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa đơn giản này sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng không khí trong nhà, đảm bảo bạn được hít thở không khí trong lành và sạch sẽ.

Nguồn tham khảo: https://copd.net/symptoms/persistent-cough/

https://economictimes.indiatimes.com/magazines/panache/suffering-from-persistent-cough-it-could-be-a-sign-of-chronic-obstructive-pulmonary-disease/articleshow/63279609.cms?from=mdr


Tác giả: Tiểu Quyên