Ho gà có nguy hiểm không? Các giai đoạn đáng chú ý của bệnh ho gà

Ho gà có nguy hiểm không? Các giai đoạn đáng chú ý của bệnh ho gà
Ho gà là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn ở niêm mạc đường thở, đặc biệt là ở khu vực khí quản. Ho gà do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra và cực kỳ dễ lây lan.

Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh ho gà nhưng bệnh phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhóm trẻ chưa có hệ miễn dịch hoàn thiện. Và ho gà đặc biệt nguy hiểm ở trẻ sơ sinh, những cơn ho có thể nặng tới mức khiến trẻ khó bú và khó thở. Cơn ho gà rất đặc trưng, trẻ ho rũ rượi không thể kìm hãm được, sau đó là giai đoạn thở rít như tiếng gà gáy (Trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể không thấy tiếng rít trong cơn ho).

1. Bệnh ho gà có nguy hiểm không?

Để trả lời câu hỏi bệnh ho gà có nguy hiểm không, bạn cần nắm được các biến chứng bệnh ho gà gây ra cho các nhóm đối tượng khác nhau. Bao gồm:

- Biến chứng bệnh ho gà với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Bệnh ho gà có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng và đôi khi gây tử vongg ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa tiêm vaccine ho gà sẽ có nhiều khả năng bị biến chứng nghiêm trọng hơn.

Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh và phòng ngừa (CDC) thì khoảng 1/3 số trẻ dưới 1 tuổi bị ho gà cần được chăm sóc tại bệnh viện. Trẻ càng nhỏ thì càng có nhiều khả năng cần phải được điều trị tại bệnh viện hơn.

Ho gà có nguy hiểm không? Các giai đoạn đáng chú ý của bệnh ho gà - Ảnh 2.

Bệnh ho gà có nguy hiểm không? (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Trẻ ho, nôn trớ nhiều có nguy hiểm không?

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị ho gà tránh nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác

Trong số trẻ 1 tuổi điều trị ho gà tại bệnh viện thì có khoảng:

+ 2 trong 3 (68%) trẻ bị ngưng thở đe dọa tới tính mạng

+ 1 trong 5 (22%) trẻ bị biến chứng viêm phổi

+ 1 trong 50 (2%) trẻ bị co giật, run rẩy dữ dội và không kiểm soát được cơ thể

+ 1 trong 150 (0,6%) trẻ có biến chứng bệnh về não

+ 1 trong 100 (1%) trẻ có nguy cơ tử vongg.

- Biến chứng bệnh ho gà với thanh thiếu niên và người trưởng thành

Với thanh thiếu niên và người trưởng thành, hai nhóm này cũng có thể bị mắc các biến chứng như viêm phổi do ho gà gây ra. Nếu bị ho nặng, họ có thể bị:

+ Ngất xỉu

+ Nứt (gãy) một xương sườn

+ Són tiểu

+ Giảm cân.

Các biến chứng thường ít nghiêm trọng hơn ở nhóm tuổi này, đặc biệt là ở những người đã được tiêm chủng phòng bệnh ho gà đầy đủ. Tuy nhiên nếu biến chứng nghiêm trọng xảy ra, một số trường hợp vẫn cần được chăm sóc tại bệnh viện.

Như vậy có thể nói bệnh ho gà có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu người mắc chưa được tiêm chủng và ở độ tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện hoặc ở người có hệ miễn dịch suy yếu (như người cao tuổi),...

2. Các giai đoạn của bệnh ho gà

Bệnh ho gà có thể bắt đầu giống như cảm lạnh thông thường nhưng khác với cảm lạnh, cơn ho do ho gà có thể kéo dài hàng tuần tới hàng tháng. Trong khi cảm lạnh thường chỉ kéo dài từ 7 - 10 ngày là lui bệnh.

Các triệu chứng của ho gà thường phát triển trong vòng 5 đến 10 ngày kể từ khi bạn tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh hoặc đôi khi, các triệu chứng không phát triển trong vòng 3 tuần.

- Giai đoạn 1

Ở giai đoạn 1 của bệnh, các triệu chứng ban đầu của ho gà có thể kéo dài từ 1 tuần tới 2 tuần bao gồm:

+ Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi

+ Sốt nhẹ dưới 38 độ C

+ Ho nhẹ, tần suất cơn ho ít hoặc không ho đối với trẻ sơ sinh

+ Mặt đỏ bùng, ngưng thở và tím tái ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong vòng vài giây.

Ho gà có nguy hiểm không? Các giai đoạn đáng chú ý của bệnh ho gà - Ảnh 3.

Ho gà kéo dài khiến trẻ mệt mỏi (Ảnh: Internet)

Do ở giai đoạn đầu bệnh ho gà dường như không khác gì so với cảm lạnh thông thường nên bệnh dễ bị chẩn đoán nhầm cho tới khi các triệu chứng nghiêm trọng hơn xuất hiện.

- Giai đoạn 2

Một tới hai tuần sau khi các triệu chứng ho gà đầu tiên bắt đầu, người bị ho gà có thể phát triển các cơn ho kích phát (paroxysms) mạnh, nhanh, dữ dội và không kiểm soát được. Những cơn ho này thường kéo dài từ 1 tuần tới 6 tuần nhưng có thể kéo dài đến 10 tuần. Các cơn ho thường trở nên nặng hơn và liên tục hơn khi bệnh tiến triển.

+ Những cơn ho đặc trưng bởi tiếng the thé khi ho tới gần cuối và khi hít vào sau mỗi cơn ho

+ Người bệnh có thể bị nôn trong hoặc sau cơn ho

+ Cảm thấy rất mệt mỏi, mất hết sức lực sau mỗi lần ho và cảm thấy ổn hơn khi ho được một nửa

+ Khó thở.

Cũng trong giai đoạn này, triệu chứng ho gà ở trẻ sơ sinh có thể không hèm ho mà thay vào đó là cảm giác khó thở khiến da trẻ trở nên tím tái và dường như cha mẹ quan sát thấy bệnh rất giống với cảm lạnh trong suốt giai đoạn mắc bệnh chứ không chỉ là ở giai đoạn đầu.

Ho gà ở thanh thiếu niên và người trưởng thành trong giai đoạn này thường nhẹ hơn so với trẻ nhỏ, bao gồm: ho kéo dài thay vì ho từng cơn và ít khi tạo ra tiếng ho như tiếng gà gáy ở giai đoạn này.

Tuy nhiên, thanh thiếu niên và người trưởng thành vẫn có thể bị ho nghiêm trọng, kéo dài khiến họ bị mất ngủ vào ban đêm và ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày. Điều này cũng thường xảy ra hơn với người chưa được tiêm vaccine.

Ho gà có nguy hiểm không? Các giai đoạn đáng chú ý của bệnh ho gà - Ảnh 4.

Các triệu chứng của ho gà dễ nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh ở giai đoạn đầu (Ảnh: Internet)

Người đã tiêm vaccine ho gà dường như ít nghiêm trọng hơn với các triệu chứng:

- Cơn ho không kéo dài nhiều ngày

- Cơn ho, thở rít và nôn sau khi ho ít gặp hơn

- Ngưng thở và da tím tái ít xảy ra hơn (bao gồm cả ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đã được tiêm chủng).

- Giai đoạn 3: Phục hồi

Quá trình phục hồi sau bệnh ho gà có thể chậm, đó là khi cơn ho trở nên nhẹ hơn và giảm tần suất ho.

Tuy nhiên cơn ho có thể dừng lại sau một thời gian và quay trở lại nếu như bạn bị một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác. Lưu ý rằng, cơn ho có thể tái phát nhiều lần trong nhiều tháng sau khi bệnh ho gà xuất hiện.

Vậy ho gà kéo dài bao lâu?

Ho gà thường gây ra các triệu chứng tương tự cảm lạnh từ một tới hai tuần sau đó là ho dữ dội kéo dài tới 3 tháng. Giai đoạn hồi phục kéo dài thêm khoảng vài tuần nữa cho tới khi các triệu chứng dần biết mất. Đối với một số trẻ, thời gian hồi phục do bệnh ho gà có thể kéo dài tới vài tháng.

Do bệnh ho gà là bệnh rất dễ lây lan trong gia đình, trường học; đặc biệt với người không được tiêm phòng vaccine ngừa ho gà. Vì thế cần đảm bảo cho trẻ và các thành viên trong gia đình rửa tay thường xuyên, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, che mũi và miệng khi ho - hắt hơi để ngăn ngừa sự lây lan của virus gây bệnh ho gà.

Nếu trẻ bị ho gà, hãy cho trẻ nghỉ học ở nhà cho tới khi bác sĩ nói rằng con bạn không còn khả năng lây nhiễm nữa.

Nguồn dịch: Pertussis (Whooping Cough)


Tác giả: Allen