Trong khi sốt, mệt mỏi và ho khan là những triệu chứng phổ biến khi nhiễm virus Covid-19 thì bệnh nhân cũng có thể ho ra đờm đặc nếu như nhiễm bệnh. Theo thống kê, có khoảng 1/3 bệnh nhân Covid gặp phải triệu chứng ho có đờm đặc và bị tắc nghẽn phổi. Biểu hiện thường thấy là tức ngực, cảm giác ngực bị đè nặng, thở có tiếng hay ho ra đờm,...
Phổi và đường hô hấp của bạn bắt đầu sản xuất các chất nhầy để loại bỏ nhiễm trùng khi bạn nhiễm virus SARS-CoV-2. Ho khan, ho có đờm là cách mà cơ thể cố gắng loại bỏ chất nhầy thừa này ra khỏi đường thở của bạn.
Việc nhiễm virus Covid-19 khiến các mô phổi bị viêm (phế nang). Lúc này phế nang bị phồng lên và chứa đầy các chất dịch khiến bạn bị khó thở hơn và giảm chức năng trong việc bơm oxy tới các cơ quan khác của cơ thể.
Khi nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn, phổi sẽ sưng lên và chứa đầy các chất lỏng - tình trạng này gọi là viêm phổi. Đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh nhân bị khó thở khi nhiễm Covid-19 và trong những trường hợp nghiêm trọng bệnh nhân sẽ cần tới bình oxy hoặc máy thở.
Xem thêm:
+ 4 bài tập quan trọng giúp phục hồi hô hấp cho người nhiễm Covid-19 sau khi ra viện
+ 5 biểu hiện khi ho có thể là triệu chứng nhiễm covid-19 cần lưu ý
Phổi có thể bị tổn thương lâu dài trong trường hợp nhiễm virus nặng. Những triệu chứng này có thể kéo dài vài tháng thậm chí là một năm để có thể hồi phục sau điều trị Covid-19 hoàn toàn. Viêm phổi, nhiễm trùng bao gồm cả đường hô hấp có thể khiến chấy nhầy sản sinh nhiều hơn và dẫn tới ho có đờm.
Ho khan là một trong các triệu chứng của Covid-19 phổ biến với 50 - 70% người mắc Covid-19 có biểu hiện này (1). Ho có đờm ít gặp hơn nhưng có thể trở thành ho khan theo thời gian. Ở những bệnh nhân mắc chứng Covid kéo dài, ho có thể xuất hiện trong vài tháng sau khi khỏi bệnh (2).
Nếu như ho có đờm kèm theo khó thở bạn nên nhanh chóng tới cơ sở y tế để được thăm khám. Một số dấu hiệu khác có liên quan tới ho bao gồm:
- Đau tức ngực hoặc nặng ngực
- Ho ra máu
- Căng thẳng thần kinh
- Liên tục buồn ngủ, thần kinh không tỉnh táo
- Da, môi, móng tay có màu nhợt nhạt, xanh lam hoặc xám
- Ho kéo dài trên 3 tuần
- Sốt cao trên 40 độ.
Một điều nữa bạn cần chú ý đó là việc loại bỏ chất nhầy ra khỏi đường thở sẽ không làm bệnh nhiễm trùng của bạn biến mất nhưng sẽ giúp bạn thở tốt hơn và giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì bạn có thể xem xét tới các biện pháp khắc phục tại nhà như sau:
- Uống đủ nước
Chất nhầy có tới 90% là nước và chúng có thể trở nên đặc hơn nếu như cơ thể bị mất nước
- Sử dụng máy bù ẩm, máy phun sương
- Nếu khó chịu, hãy trực tiếp hít vào hơi nóng của bát nước hay làm dịu da mặt bằng khăn ẩm
- Thử hít thở sâu bằng các bài tập khác nhau tốt cho phôi
- Rửa mũi bằng các dụng cụ chuyên dụng. Xem thêm: Rửa mũi theo 6 bước này để đạt được hiệu quả tốt nhất!
- Kê cao gối khi nằm
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc loại bỏ các chất nhầy ra khỏi phổi sau khi bị viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 thì các bài tập này có thể hữu ích. Chúng tôi chia các bài tập này thành 2 loại, một loại sử dụng hơi thở để giúp mở rộng phổi, nới lỏng chất nhầy và tống chúng ra ngoài. Loại thứ hai là bài tập với tư thế có trọng lực để đẩy chất nhầy khỏi phổi.
Với bài tập này bạn có thể nằm hoặc ngồi để thực hiện. Bạn chỉ cần giữ cho ngực và vai ở tư thế thư giãn thoải mái nhất. Cách thực hiện:
- Đặt một tay lên bụng và tay còn lại ở trên ngực để cảm nhận chuyển động thở
- Hít sâu bằng mũi tới khi cảm thấy khoang bụng nở ra
- Thở ra từ từ bằng miệng nhưng hãy mím môi lại cho tới khi hơi hết và cảm thấy bụng hóp lại
- Lặp lại từ 3 - 5 lần mỗi ngày và thực hiện trong nhiều ngày.
Bài tập này giúp mở rộng phổi của bạn và giữ cho các cơ vận động được linh hoạt đồng thời tăng cường ho thúc đẩy nới lỏng chất nhầy ra ngoài. Bạn nên thực hiện nhiều lần trong ngày, nhưng tốt nhất nên thực hiện bài tập này ít nhất một giờ sau khi ăn/uống. Nếu cảm thấy đau, hãy dừng lại ngay lập tức.
- Đẩy toàn bộ hơi ra khỏi cơ thể
- Sau đó hít vào một hơi nhỏ và giữ hơi này tới khi bạn cần thêm không khí
- Tiếp tục hít vào một hơi nhỏ khác mà không thở ra
- Lặp lại các nhịp thở nhỏ này cho tới khi bạn không thể hít vào được nữa rồi giữ trong tối đa 5 giây
- Đẩy hơi ra khỏi phổi một lần thật mạnh.
Trước khi thực hiện bài tập này, hãy đợi ít nhất một giờ sau ăn. Bạn cần dừng lại nếu cảm thấy buồn nôn hoặc chứng ợ nóng bị trầm trọng hơn. Đây là bài tập đẩy chất nhầy khỏi phổi bằng cách sử dụng trọng lực.
- Nằm ngửa và giữ đầu của bạn thẳng sát với mặt phẳng sau đó gập đầu gối cong lại
- Hãy giữ hông cao hơn ngực bằng một chiếc gối
- Sau đó giữ tư thế này ít nhất 5 phút
- Bạn có thể hít thở sâu khi giữ tư thế này nếu cảm thấy thoải mái.
Bài tập này nên thực hiện sau bữa ăn ít nhất một giờ và cần dừng lại khi bạn cảm thấy buồn nôn hay ợ chua. Đây cũng là bài tập đẩy chất nhầy khỏi phổi bằng trọng lực.
- Nằm nghiêng và giữ đầu của bạn thẳng và sát với mặt phẳng, nếu cần thiết có thể sử dụng thêm tay
- Giữ hông cao hơn ngực bằng một chiếc gối
- Giữ tư thế này trong ít nhất 5 phút và hít thở sâu nếu bạn cảm thấy thoải mái
- Lặp lại tư thế nằm nghiêng về phía bên kia.
Nhìn chung ho có đờm trong Covid kéo dài có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và chất lượng sinh hoạt bị giảm sút. Vì thế hãy liên hệ với các cơ sở y tế để có những phương pháp can thiệp đúng đắn.
Nguồn dịch: https://www.verywellhealth.com/coughing-up-mucus-covid-5191212