Ngày nay, những kiến thức liên quan tới phòng tránh về căn bệnh thế kỷ HIV rất rộng rãi. Tuy nhiên vẫn không ít người thắc mắc rằng HIV có lây qua được nước bọt không? Hiv lây nhiễm qua con đường nào?
HIV là một hội chứng gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người, do nhiễm phải virus HIV (Human Immunodeficiency Virus). Virus gây lên bệnh HIV là một loại virus có vật chất di truyền là RNA một sợi dương có áo ngoài, thuộc họ Retroviridae.
Đọc thêm:
- Nuốt tinh trùng có bị lây HIV không? Có nguy hại sức khoẻ không?
- Xăm môi thẩm mỹ có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B
Khi cơ thể bị virus HIV xâm nhập vào, virus này sẽ nhân bản tăng lên về số lượng và tấn hệ miễn dịch của người bệnh bao gồm các đại thực bào, các lympho bào T.
HIV làm cho cơ thể suy giảm chức năng miễn dịch, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển hoặc tấn công xâm nhập của các vi sinh vật gây hại.
HIV không có ổ chứa dịch trong tự nhiên, người bị nhiễm HIV là nguồn lây nhiễm cho người xung quanh. Thế nhưng HIV có lây qua đường nước bọt không?
Mặc dù HIV có thể lây lan nhưng phần lớn các hoạt động bình thường hàng ngày của con người không phải là con đường lây lan virus HIV.
HIV chỉ lây lan qua một số chất dịch của cơ thể bao gồm: máu, dịch tiết âm đạo, tinh dịch, dịch hậu môn và sữa mẹ. Virus HIV không lây nhiễm qua con đường mồ hôi, da, nước bọt, phân hay nước tiểu.
Vì vậy, không cần phải lo lắng nguy cơ gây lây nhiễm HIV thông qua việc sinh hoạt hàng ngày như thơm hôn nhẹ, dùng chung đồ, chung cốc, chung đũa, bát … bởi HIV không lây nhiễm qua đường nước bọt.
Tuy nhiên, với việc quan hệ bằng miệng (oral sex) kể tới là hành động hôn sâu sẽ có nguy cơ gây nhiễm HIV bởi nguy cơ trao đổi nước bọt, dịch tiếp xúc sâu chủ yếu là nước bọt, có thể hòa loãng với máu thông qua tình trạng viêm lợi, viêm chân răng, chảy máu lợi hoặc có vết thương hở trong khoang miệng. Vì vậy với việc quan hệ bằng miệng cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây lây nhiễm HIV.
Ngoài ra, việc sử dụng bàn chải đánh răng, khăn mặt cũng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm HIV. Bởi dùng bàn chải chung có thể gặp trường hợp viêm lợi, chảy máu chân răng, vết thương hở ở miệng có máu hay sử dụng khăn mặt chung nếu tình trạng người nhiễm HIV có bị mụn, vết thương hở trên da mặt cũng có khả năng tiềm ẩn nguy cơ gây lây nhiễm.
Vì vậy, để an toàn phòng tránh việc lấy nhiễm tốt nhất người âm tính với HIV nên chủ động phòng tránh, không nên sử dụng chung một số vật dụng có nguy cơ hay tiếp xúc gần bằng đường nước bọt như hôn sâu, quan hệ bằng miệng.
Virus HIV lây nhiễm qua chất dịch của cơ thể như: máu, dịch tiết âm đạo, tinh dịch, dịch hậu môn và sữa mẹ. Các đường lấy truyền HIV chủ yếu gồm:
HIV lưu trú trong máu toàn phần và từng thành phần của máu như hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương. Vì vậy HIV có thể truyền từ người này sang người khác thông qua máu các chế phẩm của máu có nhiễm HIV.
Trường hợp có thể lấy nhiễm HIV qua đường máu như:
- Lây truyền HIV từ người nhiễm HIV do sử dụng chung dụng cụ tiêm chích như: dùng chung bơm kim tiêm (chích ma túy), dùng chung kim xăm, sử dụng dao cạo, dụng cụ phẫu thuật, lấy máu, truyền máu…không được tiệt trùng cần thận.
- Lây qua các vận dụng có dính máu của người nhiễm HIV lên vết thương hở, vết xây xát…
- Lây truyền qua máu và các sản phẩm của máu như ghép mô, ghép nội tạng …của người bị nhiễm HIV…
HIV lây truyền qua đường máu vì vậy con đường lây truyền HIV phổ biến nữa là từ mẹ sang con:
- Trong quá trình mang thai: khi mẹ bầu mắc HIV mang thai sẽ truyền nhiễm HIV qua nhau thai vào cơ thể của thai nhi
- Trong khi sinh: trong quá trình sinh dịch ối, dịch tử cung, dịch âm đạo của mẹ sẽ lây nhiễm virus HIV từ mẹ sang con qua lớp niêm mạc mắt, mũi, hậu môn.
- Khi cho con bù: HIV có thể lây truyền qua nguồn sữa mẹ hoặc có thể từ các vết rạn nứt ở đầu ti khi cho con bú
Bệnh HIV có thể lây nhiễm thông qua đường tình dục. HIV lây nhiễm thông qua các dịch thể như máu, dịch âm đạo, tinh dinh của người bị nhiễm HIV lây qua người bạn tình thông qua việc quan hệ tình dục.
Hầu hết tất cả các hình thức quan hệ tình dục đều có khả năng lây nhiễm HIV (bao gồm: dương vật - âm đạo, dương vật- hậu môn, dương vật- miệng). Tuy nhiên, ở từng trường hợp quan hệ sẽ có mức độ nguy cơ lây nhiễm là khác nhau, nguy cơ cao nhất là lây qua hậu môn, âm đạo và sau đó là quan hệ bằng miệng.
Như vậy HIV trong một số trường hợp vẫn tiềm ẩn nguy cơ có thể lây nhiễm qua đường nước bọt như hôn sâu, sử dụng chung bàn chải, khăn mặt hay quan hệ bằng miệng. Vậy nên cần phải tìm hiểu kỹ kiến thức về con đường lây nhiễm của HIV để phòng tránh tốt nhất cho bản thân cũng như gia đình.