Bệnh sởi xuất hiện quanh năm và thường gặp nhất vào thời điểm giao mùa. Theo thống kê của Bộ y tế thì có tới 90% trẻ em không được tiêm đủ Vaccin sởi dễ mắc bệnh vào thời điểm này. Bệnh sởi khi khởi phát thường xuất hiện triệu chứng sốt cao liên tục vô cùng nguy hiểm. Hạ sốt khi bị sởi là vô cùng quan trọng để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Khi bị virus sởi tấn công người bệnh sẽ trải qua 4 giai đoạn chính.
Giai đoạn ủ bệnh: Thời kỳ ủ bệnh của sởi có thể kéo dài từ 8 - 10 ngày. Dấu hiệu bệnh trong giai đoạn này là sốt nhẹ, kém ăn.
Giai đoạn khởi phát: Chuyên sang giai đoạn khởi phát người bệnh có biểu hiện sốt cao liên tục từ 39 - 40 độ C. Khi thấy có dấu hiệu này cần tiến hành hạ sốt ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh đó người bệnh cũng xuất hiện các triệu chứng: Hắt hơi, chảy nước mũi, đau mắt đỏ, ho khan, ho có đờm, tiêu chảy...Ở giai đoạn khởi phát bệnh nhân thường rất mệt mỏi, đau đầu, sưng huyết. Thời gian khởi phát bệnh có thể kéo dài từ 3 - 5 ngày.
Giai đoạn phát ban: Sau giai đoạn khởi phát, các nốt phát ban sẽ xuất hiện trên cơ thể người bệnh. Đầu tiên chúng xuất hiện ở sau tai rồi lan dần lên 2 bên mà, tới cổ, ngực, bụng, 2 tay trong vòng 24 giờ.
Tình trạng phát ban sẽ lan ra toàn thân sau 2 đến 3 ngày. Các nốt ban có màu hồng nhạt, kết thành đám. Trường hợp nhẹ các vết ban mọc thưa thớt. Trường hợp nặng vết ban mọc dày đặc thậm chí kèm theo xuất huyết mũi, miệng, đi ngoài ra máu.
Giai đoạn phục hồi: Các nốt phát ban sởi sẽ khỏi dần sau 1 tuần. Giai đoạn này người bệnh thường mệt mỏi, kén ăn, hết sốt và bắt đầu có dấu hiệu hồi phục.
Trong trường hợp bệnh nhân sởi mới bắt đầu sốt nhẹ, mức thân nhiệt khoảng 37.5 - 38.5 độ C, chúng ta hoàn toàn có thể chăm sóc tại nhà. Khi bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao, các biện phá hạ sốt tại nhà không mang lại hiệu quả, nhất định phải nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa.
Bạn có thể tham khảo một số phương pháp hạ sốt an toàn cho bệnh nhân sởi dưới đây, trong trường hợp xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ.
Khi thấy cơ thể có biểu hiện sốt nhẹ, cần tăng cường bổ sung nước cho cơ thể. Khi bị sốt, cơ thể người bệnh dễ bị mất nước. Khuyến khích bệnh nhân uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để bù lại số lượng bị mất và thanh lọc cơ thể.
Có thể thay nước lọc bằng sữa, các loại sinh tố và nước ép trái cây như: Nước cam, bưởi, cà rốt, cà chua,... để người bệnh thấy ngon miệng hơn. Đây là các loại trái cây chứa nhiều vitamin A, C rất tốt cho người bệnh sởi.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, nhiệt độ môi trường cũng rất quan trọng với việc hạ sốt. Nơi ở sạch sẽ, thoáng đãng, tránh gió lùa giúp người bệnh sởi dễ chịu hơn.
Lau cơ thể người bệnh bằng nước ấm là phương pháp hạ sốt rất hữu hiệu. Nước ấm có tác dụng làm mát cơ thể cực kỳ hiệu quả. Cách thực hiện cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần nhúng khăn mềm, sạch vào nước ấm, vắt ráo nước và lau nhẹ nhàng khắp cơ thể người bệnh là được.
Trong trường hợp bệnh nhân bị sốt cao, bạn cần tiến hành hạ sốt bằng cách chườm ấm để tăng lưu thông tuần hoàn máu. Chườm ấm khiến lỗ chân lông giãn nở, làm giãn các mạch máu ngoại vi, tăng khả năng tản nhiệt từ đó hạ sốt hiệu quả. Khi chườm ấm cho bệnh nhân, bạn cần vệ sinh tay sạch sẽ và dùng bao tay y tế để hạn chế lây nhiễm.
Khi bệnh nhân bị sốt cao, dai dẳng nên sử dụng thuốc hạ sốt. Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc như paracetamol, thuốc kháng histamine, loratadin, thuốc ho, long đờm. Uống thuốc đúng liều lượng, theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp không hạ sốt sau khi dùng thuốc, đột nhiên tái phát sốt hoặc có triệu chứng bất thường bạn phải mang người bệnh đến trung tâm y tế để bác sĩ can thiệp và xử lý kịp thời.
Trên đây là một số cách hạ sốt cho người bệnh sởi, hy vọng sẽ hữu ích với bạn. Khi bạn hoặc người thân xuất hiện các dấu hiệu bệnh sởi hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị tốt nhất.