Hiểu biết về bệnh dị ứng, miễn dịch của bệnh dị ứng tăng đáng báo động

Hiểu biết về bệnh dị ứng, miễn dịch của bệnh dị ứng tăng đáng báo động
Bệnh dị ứng xảy ra đối với những nhóm người dễ bị tổn thương, các nguy cơ cao của nhiều bệnh và tình trạng y khoa xảy ra. Trong khi đó, hiểu biết về bệnh dị ứng không phải ai cũng nắm rõ.

Hiện nay, các hiểu biết về bệnh dị ứng và miễn dịch của các bệnh dị ứng đang tăng dần lên khiến mọi người lo lắng về bệnh dị ứng và điều trị của mình đối với các bệnh về dị ứng này.

1. Dị ứng là gì?

Tình trạng dị ứng là bệnh lý của phản ứng miễn dịch với các nguyên nhân gây ra tổn thương tổ chức và rối loạn chức năng của một số cơ quan.

Trong khi đó bệnh dị ứng rất hay gặp ở mọi đối tượng, có khi chỉ gây mẩn ngứa, hắt hơi và đau bụng. Tuy nhiên, phản ứng xảy ra quá mức có thể sẽ dẫn đến tình trạng tử vong ở bệnh nhân bị dị ứng.

Theo GS.TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E cho biết, tỷ lệ bệnh nhân đến thăm khám vì dị ứng, miễn dịch thời điểm hiện tại so với trước đây tăng cao. Trong khi đó các loại dị ứng thường gặp xảy ra như: nổi mề đay, hen, dị ứng thuốc, thức ăn, thời tiết,...

Do đó, GS Thành đã đưa ra cảnh báo về bệnh dị ứng - miễn dịch về bản chất không thể tự ý chuẩn đoán hay điều trị mà bệnh nhân cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được xác định nguyên nhân, chuẩn đoán và được điều trị đúng cách.

Đối với các trường hợp tự ý mua thuốc để bôi có thể khiến bệnh theo chiều hướng nặng hơn.

2. Các bệnh dị ứng

Các loại bệnh dị ứng hiện như:

- Nổi mề đay.

- Bệnh hen phế quản.

- Lupus ban đỏ hệ thống.

Hiểu biết về bệnh dị ứng, miễn dịch của bệnh dị ứng tăng đáng báo động - Ảnh 2.

Dị ứng Lupus ban đỏ hệ thống - Ảnh Internet

- Bị dị ứng với một số loại thuốc.

- Dị ứng thức ăn (hải sản,...)

- Các dị ứng xảy ra khi thay đổi thời tiết.

Thực tế, các bệnh về dị ứng đang tăng một cách đáng báo động. Các hiểu biết về nhóm bệnh dị ứng không phải mọi người đều hiểu biết rõ.

3. Chuẩn đoán và điều trị bệnh dị ứng

3.1. Chuẩn đoán bệnh dị ứng

Muốn đẩy lùi bệnh dị ứng mà bệnh nhân mắc phải nhất định phải tìm đến bác sĩ và nhận chuẩn đoán bệnh chính xác. Có một vài kỹ thuật y tế giúp chuẩn đoán bệnh dị ứng, thực hiện xét nghiệm dị ứng cần thiết để cho kết quả về nguyên nhân của các triệu chứng về bệnh dị ứng:

- Thực hiện xét nghiệm da: Đây là phương pháp chuẩn đoán bệnh dị ứng phổ biến nhất. Trong xét nghiệm da để kiểm tra tình trạng và phát hiện bệnh dị ứng gồm có 3 phương pháp: xét nghiệm da, xét nghiệm tiêm ngừa, xét nghiệm "lẫy da".

- Xét nghiệm tìm kháng nguyên.

- Thực hiện các xét nghiệm máu gồm:

+ Xét nghiệm Immunoglobulin E (IgE) bằng cách đo nồng độ các chất gây bệnh dị ứng có liên quan để kiểm tra bệnh dị ứng.

+ Đếm tế bào máu toàn phần (CBC), trong khi đó chủ yếu là các tế bào bạch cầu ái toan để tìm kiếm nguyên nhân gây ra bệnh dị ứng.

- Đối với những trường hợp được khuyên tránh các chất nhất định bạn cần kiểm tra liệu có thể giảm hoặc sử dụng các chất bị nghi ngờ gây ra triệu chứng dị ứng nặng hơn không. Việc thực hiện xét nghiệm này bằng cách kiểm tra các loại thực phẩm hoặc thuốc dị ứng.

Hiểu biết về bệnh dị ứng, miễn dịch của bệnh dị ứng tăng đáng báo động - Ảnh 3.

Thực hiện xét nghiệm máu để chuẩn đoán bệnh dị ứng - Ảnh Internet

Sau đó, chuyên gia da liễu sẽ kiểm tra phản ứng dị ứng của bạn đối với loại chất bị nghi ngờ gây dị ứng bằng cách sử dụng nhiệt, lạnh và có kích thích khác đến cơ để xem phản ứng dị ứng có xuất hiện hay không. Cũng có những trường hợp bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp nhỏ chất gây dị ứng vào mi mắt để quan sát triệu chứng dị ứng.

- Xét nghiệm máu để chuẩn đoán dị ứng.

3.2. Các phương pháp dùng để điều trị bệnh dị ứng

Đối với việc điều trị bệnh dị ứng, có nhiều phương pháp có thể thực hiện giúp giảm các triệu chứng và tránh xa các tác nhân gây dị ứng đặc biệt là dị ứng xảy ra khi sử dụng thuốc và thực phẩm. Các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh dị ứng giúp làm giảm triệu chứng dưới đây:

Sử dụng thuốc là một trong các biện pháp điều trị bệnh dị ứng thì thuốc là lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế thì tùy thuộc và phân loại mức độ triệu chứng, độ tuổi và sức khỏe của bệnh nhân mà việc chỉ định sử dụng thuốc sẽ khác nhau.

Các loại thuốc được sử dụng như:

- Thuốc kháng histamin: Loại thuốc gồm các viên dạng viên nang uống, thuốc nhỏ mắt, xịt mũi hay tiêm.

- Kháng viêm chứa steroid: Đây là loại thuốc có sẵn với nhiều hình thức như: thuốc mỡ cho da, thuốc nhỏ mắt, xịt mũi, xịt vào phổi hoặc các loại kem. Đối với các trường hợp bệnh nhân bị bệnh nặng thì có thể kê thuốc uống hoặc tiêm.

- Thuốc chống xung huyết: Loại thuốc này giúp làm giảm tình trạng nghẹt mũi ở người bệnh.

Ngoài sử dụng thuốc còn có các phương pháp khác như:

- Tiêm ngừa dị ứng: Việc tiêm ngừa chất dị ứng là một phương pháp trị liệu miễn dịch thường được khuyến cáo nếu không ngăn được dị ứng và các triệu chứng dị ứng trở nên khó kiểm soát.

- Liệu pháp chữa trị miễn dịch dưới lưỡi, miễn dịch dưới lưỡi là một trong các cách giúp điều trị dị ứng mà không tiêm. Bác sĩ cho bệnh nhân liều lượng nhỏ chất gây dị ứng dưới lưỡi để tăng khả năng chịu đựng các chất ở người bệnh và giúp giảm triệu chứng của bệnh dị ứng.

Dị ứng có thể gây nguy hiểm cho người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, nếu xuất hiện các triệu chứng của bệnh dị ứng, bạn cần tìm đến bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và nhận điều trị đúng cách.


Tác giả: Nắng Mai