Hiến tủy có hại không và điều kiện tham gia hiến tủy

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Hiến tủy có hại không và điều kiện tham gia hiến tủy
Làm cách nào để trở thành đối tượng tham gia hiến tủy? Hiến tủy có ảnh hưởng đến sức khỏe không là những vấn đề được nhiều người quan tâm.

Hiến tủy là một hành động với mục đích phục vụ cho quá trình ghép tủy. Phẫu thuật ghép tủy tiến hành để lấy tế bào gốc tạo máu của cơ thể người khỏe mạnh để ghép sang cơ thể của người bệnh cần ghép tủy.

Nói chung ghép tủy là quá trình cấy các tế bào gốc tạo máu. Để thực hiện tượng quá trình này cần các đối tượng tham gia hiến tủy.

Trước khi tìm hiểu hiến tủy có ảnh hưởng đến sức khỏe không, người hiến tủy cần nắm được một số thông tin sau:

1. Nhu cầu hiến tủy

Các bệnh liên quan về máu, tủy cũng như là hệ thống miễn dịch của cơ thể nghiêm trọng như ung thư máu, ung thư tủy, ung thư hạch hay các bệnh nặng phải điều trị xạ,... Để có thêm hy vọng có thể kéo dài sự sống cho người bệnh đều cần đến phẫu thuật ghép tủy.

Theo như thống kê của các nghiên cứu ở Trung quốc hàng năm theo ước tính có khoảng 4 triệu ca bệnh có nhu cầu đợi tủy hợp để tiến hành phẫu thuật ghép tủy. Còn ở Đông Nam Á lượng ca bệnh cần được ghép tủy thậm chí còn nhiều hơn số đó.

Tìm thấy tủy hợp để tiến hành phẫu thuật ghép tủy không phải một việc dễ dàng. Tuy nhiên hàng năm số lượng người hảo tâm tham gia chương trình hiến tủy đều rất đông.

Ở hầu hết các bệnh viện ở nhiều quốc gia đều có các chương trình vận động mọi người có sức khỏe bình thường tham gia vào chương trình hiến tủy nhân đạo. Hành động này có thể sẽ cứu giúp rất nhiều cho những người bệnh đang trong tình trạng nguy kịch.

Người hiến tủy có bị ảnh hưởng gì không

Hiến máu và tủy xương là một quá trình tự nguyện. (Ảnh: Internet)

Một số chương trình vận động tham gia hiến tủy như chương trình hiểu về ghép tủy, hiến tủy và hành động hay như chương trình hiến tủy - hiến máu. Nhiều người đặt câu hỏi, liệu hiến tủy có ảnh hưởng đến sức khỏe không và làm thế nào để giảm thiểu sự ảnh hưởng.

2. Hiến tủy có ảnh hưởng tới sức khỏe không?

Người hiến tủy có bị ảnh hưởng gì không? Đây là một trong những câu hỏi mà các đối tượng tham gia hiến tủy thường đặt ra. Bạn hoàn toàn có thể an tâm bởi câu trả lời chính là: Tham gia hiến tủy hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người hiến.

hiến tủy có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không

Hiến tủy có ảnh hưởng đến sức khỏe không? (Ảnh: Internet)

Nhiều người thường cho rằng việc hiến tủy là sử dụng tủy sống của người này cho người khác. Tuy nhiên đó là điều hoàn toàn sai lầm bởi quá trình ghép tủy chỉ cần phần tủy hồng của cơ thể. Đây cũng chính là những tế bào gốc tạo máu.

Thông thường ở những người trưởng thành khỏe mạnh trong cơ thể có trung bình 3kg tế bào gốc tạo máu. Khi tham gia hiến tủy, mỗi người sẽ hiến khoảng 10gr các tế bào gốc tạo máu. Điều này đủ để có thể cứu một ca bệnh nhân mắc ung thư máu. Bởi vậy tham gia hiến tủy sẽ không gây ra ảnh hưởng nào tới cơ thể, khả năng tạo máu hay hệ miễn dịch của người hiến.

Bạn nên biết rằng tủy là phần có khả năng sản sinh và tái tạo lại tương đối mạnh mẽ trong cơ thể. Ở một đối tượng tham gia hiến tủy có sức khỏe bình thường thì lượng tế bào hiến đã có thể hồi phục chỉ sau khoảng 10 ngày.

Sau quá hoàn thành quá trình hiến, người tham gia hiến tủy sẽ không có bất kỳ biểu hiện hay triệu chứng bất thường nào. Việc tham gia hiến tủy sẽ tốn khoảng thời gian nửa ngày của người hiến. Còn sau quá trình này, bạn không cần phải nghỉ ngơi hay điều dưỡng đặc biệt nào. Như vậy, hiến tủy có ảnh hưởng đến sức khỏe không - câu trả lời là không nếu bạn chăm sóc sức khỏe tốt sau đó.

3. Các đối tượng tham gia hiến tủy chỉ cần đạt đủ một vài điều kiện sau

3.1. Ai có thể trở thành người hiến tủy?

Để trở thành đối tượng tham gia hiến tủy, bạn cần đáp ứng các điều kiện cơ bản sau đây:

- Là công dân có độ tuổi trong khoảng từ 18 đến 45 tuổi.

- Đối tượng tham gia có tình trạng sức khỏe khỏe mạnh, không mắc các bệnh truyền nhiễm qua đường máu, viêm gan B, viêm gan C hay AIDS,...

3.2. Quy trình hiến tủy

Các bước để tiến hiến tủy ở một số nơi đôi khi sẽ có các bước khác nhau. Tuy nhiên cơ bản bạn sẽ cần thực hiện các thủ tục sau đây:

- Tiến hành đăng ký

+ Đăng ký hiến tủy

- Đối tượng tham gia hiến tủy có thể thực hiện đăng ký qua điện thoại bằng cách gọi vào số điện thoại của các tổ chức quyên hiến. Sau đó, hệ thống sẽ cập nhật đầy đủ các thông tin của bạn như tên, địa chỉ, ngày tháng năm sinh,....

- Sau khi đã đăng ký qua điện thoại, dựa trên địa chỉ đã đăng ký qua đường dây nóng, các tổ chức quyên góp sẽ gửi các tài liệu, hướng dẫn về quá trình hiến tủy cũng như là cách thức để thực hiện hiến tủy cho bạn.

+ Tiến hành xét nghiệm máu

Sau khi nhận được đăng ký của các đối tượng muốn tham gia hiến tủy, tổ chức hiến tủy sẽ sắp xếp lịch để tiến hành thực hiện xét nghiệm máu cho các đối tượng này. Để thực hiện xét nghiệm, bạn chỉ cần khoảng 5ml máu.

Kết quả của xét nghiệm HLA (tế bào kháng nguyên bạch cầu) sẽ được các ngân hàng lưu trữ trong các tài liệu của mình. Qua đó sẽ tiện cho các tổ chức quản lý hiến tủy có thể giúp cho bệnh nhân cần được ghép tủy tìm được tủy phù hợp.

Người tham gia hiến cần hiểu rõ một điều sau quá trình xét nghiệm chỉ là hoàn thành bước đăng ký hiến. Thông tin về các tế bào gốc của bạn sẽ được gia nhập vào kho tủy hiến chứ chưa phải hiến ngay lập tức. Cho đến khi có bệnh nhân phù hợp với tủy của người đăng ký thì lúc đó mới tiến hành thêm các bước chuẩn bị.

Khi có bệnh nhân có tủy phù hợp: Khi kết quả xét nghiệm HLA-AB giữa bệnh nhân và người hiến tương đồng, lúc này ngân hàng tủy sẽ gửi thông báo đến cho người tham gia hiến

+ Sắp xếp tiến hành quá trình hiến tủy

Khi kết quả HLA giữa người hiến và người bệnh tương đồng, các nhân viên của ngân hàng tủy sẽ thông báo và giới thiệu các bước của quá trình hiến tủy cho đối tượng tham gia hiến tủy. Sau đó họ sẽ tiến hành thực hiện quá trình kiểm tra tổng thể. Nếu như đối tượng đạt đủ yêu cầu thì sẽ tiến hành quá trình hiến tủy sau đó.

Lúc này các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật hút tủy của đối tượng tham gia hiến. Họ sẽ áp dụng phương pháp tiên tiến khoa học hiện đại do đó bạn hoàn toàn có thể an tâm về độ an toàn và thời gian thực hiện tương đối ngắn.

Trong suốt quá trình thực hiện hiến tủy, người hiến sẽ ở trong trạng thái hoàn toàn tỉnh táo. Lúc này các bác sĩ sẽ chỉ thực hiện việc huy động tủy và các tế bào gốc tạo máu giải phóng ra máu ngoại vi. Sau đó họ sẽ thông qua các loại máy móc chuyên dụng để phân tách các tế bào gốc tạo máu. Lượng máu sau khi tách sẽ được truyền trở lại cho người hiến.

Để trở thành đối tượng tham gia hiến tủy không hề khó. Chỉ cần bạn đáp ứng các điều kiện cơ bản về sức khỏe, thể trạng là có thể thực hiện nghĩa cử cao đẹp nay. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến thông tin về việc hiến tủy. 

Dịch:  https://www.giftoflife.org/page/content/the-donation-process


Tác giả: Lê Thọ Hưng