Hiện tượng thai nhi đạp gần cửa mình và những điều mẹ bầu cần biết

Hiện tượng thai nhi đạp gần cửa mình và những điều mẹ bầu cần biết
Tình trạng thai nhi đạp gần cửa mình có thể gây ra một vài khó chịu đối với mẹ bầu. Tuy nhiên, tình trạng này còn cảnh báo một vài vấn đề về sức khoẻ bà bầu cần biết.

Việc thai nhi đạp gần cửa mình khi mẹ bầu mang thai trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 được biết đến là một hiện tượng bình thường và hầu hết mọi phụ nữ mang thai đều xuất hiện hiện tượng này.

Cũng trừ một vài trường hợp mẹ bầu có thể đau tới mức không chịu được và kèm theo đó là dấu hiệu xuất huyết hoặc xảy ra những bất thường ở cửa mình mẹ mới cần đến thăm khám bác sĩ.

1. Hiện tượng thai nhi thúc xuống cửa mình

Mẹ bầu ở tháng thứ 5 trở đi, lúc này bụng bầu đã nhô lên rõ rệt. Khi đó, cơn gò tử cung cũng xuất hiện và biểu hiện rõ rệt hơn dù chỉ thoáng qua với khoảng thời gian ngắn từ 10 đến 15 giây hoặc dài nhất kéo dài 1 phút mà mẹ có thể cảm nhận được.

Thông thường, các cử động của thai nhi như máy hay đạp mạnh về đêm bà bầu đều cảm nhận thấy rõ ràng hơn. Đối với thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ, cơn gò sinh lý và dấu hiệu chuyển dạ giả cũng khiến cho mẹ bầu cảm thấy đau nhẹ. Một vài trường hợp mẹ bầu có thể thấy hơi đau khi thai máy mạnh. Do đó, biểu hiện gò cứng bụng hoặc thai nhi đạp ngay cửa mình trong 3 tháng cuối thai kỳ hoàn toàn bình thường.

Khi thai 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu khó có thể cảm nhận được cơn đau ở cửa mình vì thai nhi còn nhỏ. Nhưng sang giai đoạn thứ 2 của thai kỳ, khi tử cung to ra và chèn vào một số cơ quan trên cơ thể như bàng quang hay trực tràng khiến cho thai phụ xuất hiện cảm giác tức vùng cửa mình hoặc còn gây ra hiện tượng đi tiểu nhiều lần, tiểu dắt.

Hiện tượng thai nhi đạp gần cửa mình và những điều mẹ bầu cần biết - Ảnh 2.

Các cử động của thai nhi như máy hay đạp mạnh về đêm bà bầu đều cảm nhận thấy rõ ràng - Ảnh Internet

Mẹ bầu chỉ cần ăn uống, nghỉ ngơi và khám thai theo đúng lịch hẹn mà không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, mẹ bầu cần chú ý ở 3 tháng cuối thai kỳ cần tránh ngồi xổm, ngồi bệt và mẹ bầu chỉ nên ngồi ở những ghế có chỗ tựa, tựa lưng sẽ giúp mẹ bầu đỡ đau lưng và đỡ tức bụng hơn.

2. Thai nhi đạp gần cửa mình ở tháng cuối thai kỳ

Tình trạng đau nhức cửa mình khi mang thai mẹ bầu vẫn biết đây là hiện tượng bình thường. Đối với hiện tượng này còn có thể kéo dài trong một khoảng thời gian. Chưa kể, mức độ đau của mẹ bầu cũng có thể không ổn định, mẹ có thể đau âm ỉ hoặc đau nhói, nhiều mẹ bị đau dữ dội.

Mẹ bầu cần biết, khi thai nhi càng lớn thì kích thước của tử cung mở ra và chèn ép lên vùng xương chậu cũng khiến cho mẹ bầu có cảm giác đau cửa mình hơn khi mang bầu. Ở 3 tháng cuối thai kỳ, cơ thể thai phụ sẽ sản xuất lượng hormone Relaxin và làm các cơ ở vùng chậu giãn nở để thích nghi với sự phát triển của bé.

Đặc biệt, thai nhi ở thời điểm này sẽ năng động hơn, kèm theo đó là sự thay đổi hormone cũng khiến mẹ bị đau buốt cửa mình nhiều hơn. Trong khi đó, áp lực dồn lên vùng chậu quá tải cũng dẫn tới tình trạng mẹ bầu bị đau lưng, xuất hiện kèm theo tình trạng chuột rút, đau nhức mình mẩy và kèm theo đó là cả đau vùng kín.

Khi bà bầu ở tháng cuối thai kỳ và xuất hiện hiện tượng thai nhi đạp gần cửa mình gây đau buốt từng cơn, ra máu âm đạo thì còn có thể là dấu hiệu cảnh báo bà bầu sắp sinh, cần nhânh chóng đến bệnh viện.

Hiện tượng thai nhi đạp gần cửa mình và những điều mẹ bầu cần biết - Ảnh 3.

Thai nhi đạp gần cửa mình vào tuần cuối còn là dấu hiệu cảnh báo mẹ chuẩn bị chuyển dạ - Ảnh Internet

3. Hiện tượng thai nhi đạp gần cửa mình có nguy hiểm không?

Một vài hiện tượng có thể gây ra bất thường khi thai nhi ở tháng cuối thai kỳ nếu mẹ bầu bất ngờ mắc các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa như: sùi mào gà, mụn rộp sinh học,... Những bệnh này sẽ gây ra dù ít hay nhiều đều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sức đề kháng của bà bầu.

Chưa kể, một số bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa ở bà bầu còn có thể tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi. Tình trạng nhẹ có thể khiến bé dừng tăng cân, nếu nặng thậm chí còn có thể khiến bé bị dị tật hoặc chết lưu vô cùng nguy hiểm.

Vì vậy, ngay khi xuất hiện các hiện tượng bất thường, mẹ bầu cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ và tới bệnh viện uy tín để được điều trị theo phác đồ riêng với các loại kháng sinh và thủ pháp điều trị không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.

4. Thai nhi đạp ở bụng dưới

Hiện tượng em bé tích cực đạp ở bụng dưới hơn, mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng nếu điều này lặp lại với một vài điều kiện cụ thể như:

- Khi mẹ ăn no, bé sẽ đạp nhiều hơn, đây là hiện tượng bình thường vì dạ dày của mẹ được nạp nhiều thức ăn khiến bé được bổ sung nhiều vi chất dinh dưỡng hơn.

Đọc thêm bài viết: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu: Tháng cuối thai kỳ nên ăn gì và nên tránh những thực phẩm nào?

- Môi trường quá ồn cũng là nguyên nhân khiến bé đạp bụng dưới nhiều hơn.

Hiện tượng thai nhi đạp gần cửa mình và những điều mẹ bầu cần biết - Ảnh 4.

Em bé đạp ít hoặc đạp nhiều còn có thể là nhiều vấn đề khác nhau vì thời điểm này cũng có thể mẹ sinh non hoặc chuyển dạ sớm - Ảnh Internet

- Tư thế nằm của mẹ cũng gây ảnh hưởng trực tiếp tới bé, nếu mẹ nằm nghiêng bên trái bé sẽ đạp nhiều hơn vì đây là tư thế nằm làm tăng lượng máu và chất dinh dưỡng cho thai nhi.

Ngoài ra, em bé đạp ít hoặc đạp nhiều còn có thể là nhiều vấn đề khác nhau vì thời điểm này cũng có thể mẹ sinh non hoặc chuyển dạ sớm cần nhanh chóng mổ lấy thai.

5. Hướng dẫn mẹ cách giảm đau buốt khi mang thai

Có thể mẹ gặp phải hiện tượng đau buốt cửa mình thường xuyên khi mang thai, mẹ bầu có thể lựa chọn một số mẹo có tác dụng giảm đau cho bà bầu dưới đây:

- Tắm nước ấm, mẹ bầu nên dành thời gian để massage khuông xương chậu mỗi lần đi tắm.

- Mẹ bầu có thể kê chân cao hơn hoặc gác chân lên gối mềm cũng có tác dụng tăng lưu thông máu tới khu vực xương chậu.

- Mẹ bầu nên nằm nghiêng sang bên trái, đây là cách giảm áp lực lên xương chậu.

- Thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng, phù hợp như tập thiền, yoga,... có tác dụng giúp lực thông máu.

- Tắm nước nóng đối với bà bầu giúp bà bầu thư giãn và giải tỏa cơn đau mỏi cơ thể. Tuy nhiên, nếu ngâm mình trong bồn nước nóng không được khuyến khích.

Hi vọng những kiến thức mà mẹ bầu cần biết thề hiện tượng thai nhi đạp gần cửa mình dưới đây giúp mẹ bầu bảo vệ sức khỏe mẹ và bé khỏe mạnh suốt thai kỳ.


Tác giả: Nguyễn Hiền