Hiện tượng rỉ ối: Những thông tin mọi mẹ bầu cần biết

Hiện tượng rỉ ối: Những thông tin mọi mẹ bầu cần biết
hiện tượng rỉ ối là gì, xảy ra như thế nào? Tất cả mọi thông tin có liên quan đến hiện tượng này mà mọi mẹ bầu đều cần biết để bảo vệ sức khoẻ mẹ và bé một cách tốt nhất.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng rỉ ối ở mẹ bầu. Vì vậy, việc hiểu rõ về hiện tượng này cũng như các dấu hiệu nhằm giúp mẹ bầu tránh được các trường hợp xấu có thể xảy ra.

Bản chất, mọi phụ nữ khi mang thai đều biết nước ối đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi. Do đó, nếu màng ối bị vỡ và khiến cho nước ối bị rỉ ra. Điều này sẽ khiến mẹ bầu cảm nhận được nhanh.

Tuy nhiên, hiện tượng rỉ ối còn có thể gây nhầm lẫn với dịch âm đạo khiến mẹ bầu không kịp thời xử lý gây nguy hiểm.

1. Hiện tượng rỉ ối như thế nào?

Hiện tượng rỉ ối xảy ra như thế nào? Cụ thể một vài dấu hiệu dưới đây sẽ giúp mẹ bầu có biện pháp xác định chính xác hơn khi bị rỉ ối với khí hư để phân biện đúng:

- Hiện tượng rỉ ối sẽ khiến nước ối có màu trong suốt. Trong khi đó nước tiểu có màu vàng còn dịch khí hư lại trong như lòng trắng trứng hoặc hơi ngả vàng.

- Dấu hiệu cho biết mẹ đang rỉ nước ối là khi mẹ bầu có cảm giác như một dòng nước ấm đang chảy ra.

- Có thể nhiều mẹ không biết, nước ối có mùi khá đặc biệt, mùi nước ối hơi ngọt trong khi đó mùi nước tiểu khai và mùi của dịch âm đạo có thể không mùi hoặc có mùi tanh nhẹ nhưng không gây ngứa.

- Dòng chảy của hiện tượng khi mẹ bầu bị rỉ ối không dừng lại nhanh như nước tiểu.

Cách để mẹ bầu nhận diện hiện tượng rỉ ối, có thể sử dụng băng vệ sinh hằng ngày hoặc sử dụng khăn sạch thấm nước ối.

Hiện tượng rỉ ối: Những thông tin mọi mẹ bầu cần biết - Ảnh 2.

Cần chú ý phân biệt hiện tượng rỉ ối và các hiện tượng dễ gây nhầm lẫn khác - Ảnh Internet

Ngoài ra, mẹ bầu có thể phân biệt nước ối với nước tiểu bằng cách giữ cơ sàn chậu trong vài giây. Nếu nước chảy ra là nước tiểu thì hiện tượng sẽ dừng lại.

Đa số, các trường hợp bị rỉ ối đều xảy ra do màng ối bị vỡ. Điều này đồng nghĩa với việc hiện tượng rỉ ối chỉ xảy ra ở cuối thai kỳ. Những tháng có thể xảy ra hiện tượng rỉ ối tuần 38, hiện tượng rỉ ối tuần 39 do đã chạm đến gần ngày dự sinh và màng ối lúc này bị yếu hoặc có thể do các cơn gò tử cung do quá trình chuyển dạ của mẹ bầu gây ra.

2. Ảnh hưởng khi mẹ bầu có dấu hiệu rỉ ối

Phụ nữ có thể chuyển dạ sau 24 giờ kể từ khi rỉ ối xuất hiện. Tuy nhiên, bác sĩ cũng sẽ thực hiện các biện pháp giục sinh nếu như quá trình chuyển dạ của người mẹ không xuất hiện nhằm tránh các biến chứng sản khoa.

Lưu ý, đối với một vài tình trạng rỉ ối sớm còn có thể dẫn đến các nguy cơ như sau:

- Nguy cơ bị nhiễm trùng cả mẹ và em bé.

- Nhau thai tách ra khỏi tử cung vô cùng nguy hiểm đối với người mẹ.

- Em bé gặp vấn đề về dây rốn.

- Mẹ bầu cần thực hiện sinh mổ.

Đọc thêm:

Dây rốn quấn cổ: Thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng có nguy hiểm không?

Con thiệt thòi đủ đường khi mẹ sinh mổ

3. Điều trị rỉ ối ở mẹ bầu bằng cách nào?

Khi thực hiện kế hoạch điều trị rỉ ối ở mẹ bầu, còn tùy thuộc vào thể trạng của mẹ bầu khác nhau nên có các biện pháp điều trị khác nhau.

Hiện tượng rỉ ối: Những thông tin mọi mẹ bầu cần biết - Ảnh 3.

Khi xuất hiện rỉ nước ối, mẹ bầu cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để kịp thời thăm khám, điều trị - Ảnh Internet

Tuy nhiên, các bác sĩ đều đưa ra lời khuyên, ngay khi xuất hiện hiện tượng rỉ ối, mẹ cầu cần tăng cường nghỉ ngơi, tuyệt đối không quan hệ tình dục. Ngoài ra, nếu tình trạng rỉ ối xảy ra trước hoặc trong tuần 34 thì mẹ bầu sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc nhằm giúp phổi thai nhi tăng tốc độ trưởng thành cũng như các loại đơn thuốc khác như kháng sinh, thuốc ngăn ngừa chuyển dạ sinh non hoặc mẹ có thể cần chuẩn bị sẵn sàng sinh con nếu cần thiết.

4. Câu hỏi liên quan đến hiện tượng rỉ nước ối ở bà bầu

4.1. Siêu âm có phát hiện hiện tượng rỉ ối không?

Các dấu hiệu nhận biết về hiện tượng rỉ ối ở trên đã cho thấy có thể dễ dàng nhận biết chính xác hiện tượng này một cách trực quan. Tuy nhiên, vì có thể gây ra nhầm lẫn với một số vấn đề khác như rỉ ối gây nhầm lẫn với nước tiểu, dịch âm đạo nên mẹ bầu khó có thể đánh giá được chính xác nên nhiều mẹ lựa chọn siêu âm.

Thực chất, siêu âm không phải cách giúp mẹ bầu phát hiện được tình trạng rỉ ối. Bản chất, siêu âm chỉ là cách giúp mẹ bầu xác định lượng nước ối. Đây là bước giúp bác sĩ kết luận rằng mẹ bầu có đang thiếu nước ối hay thừa nước ối hay không để đưa ra lời khuyên giúp cân bằng nước ối.

Do đó, để nhận biết, mẹ bầu vẫn là người cần quan sát và nhận biết chính xác. Nếu nghi ngờ bị rỉ ối, mẹ bầu cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để xác định hiện tượng này và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Tuy siêu âm không phải cách phát hiện hiện tượng rỉ ối ở mẹ bầu nhưng mẹ bầu có thể lựa chọn biện pháp phát hiện rỉ ối khác bằng cách kiểm tra nồng độ pH hoặc thử nghiệm chất lỏng tiết ra bên ngoài âm đạo với Nitrazine.

4.2. Rỉ nước ối có phải sảy thai?

Tuỳ thuộc vào thời điểm rỉ nước ối sẽ quyết định ảnh hưởng của hiện tượng này tới sức khỏe mẹ bầu. Tuy nhiên, đa số tình trạng rò rỉ nước ối xảy ra không phải một trong những lý do phổ biến của hiện tượng sảy thai.

Hiện tượng rỉ ối: Những thông tin mọi mẹ bầu cần biết - Ảnh 4.

Thăm khám bác sĩ ngay khi xuất hiện bất thường có liên quan đến rỉ nước ối - Ảnh Internet

Nếu mẹ bầu rỉ nước ối trong tam cá nguyệt thứ 2 và kèm nhiều triệu chứng khác như đau bụng, điều này có thể là dấu hiệu cảnh báo sảy thai xảy ra. Do đó, mẹ bầu cần nhanh chóng tới bệnh viện để bác sĩ kiểm tra.

4.3. Nước ối có tự phục hồi không?

Hiện nay vẫn chưa có đủ bằng chứng cho kết luận rằng nước ối có thể tự bổ sung lại đầy đủ nếu như mẹ bầu bị rỉ ối.

Đối với các trường hợp mẹ bầu bị rỉ ối nhiều thì cơ thể sẽ tự thực hiện cơ chế sản xuất thêm nước ối nhằm bù đắp tình trạng thiếu ối đang xảy ra.

4.4. Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Mẹ bầu cần thăm khám bác sĩ ngay khi xuất hiện rỉ ối kèm theo các hiện tượng:

- Bà bầu sốt cao.

- Bị đau ở tử cung.

- Cân nặng bà bầu giảm.

- Hiện tượng tim đập nhanh bất thường.

- Khi dịch âm đạo tiết ra mùi hôi, có màu nâu hoặc xanh lá bất thường.

Những thông tin về hiện tượng rỉ ối ở trong bài viết hi vọng có thể giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về hiện tượng này để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời nhằm bảo vệ sức khỏe mẹ và bé tốt nhất.

Nguồn tham khảo:

1. https://www.medicalnewstoday.com/articles/322878#when-to-call-a-doctor

2. https://www.parents.com/pregnancy/giving-birth/signs-of-labor/identifying-different-leaks-during-pregnancy/


Tác giả: Nguyễn Hiền