Hiểm hoạ từ trào lưu dán băng dính lên miệng khi đi ngủ

Hiểm hoạ từ trào lưu dán băng dính lên miệng khi đi ngủ
Hiện nay có trào lưu ngủ dán băng lên miệng để ngủ ngon, hạn chế ngáy ngủ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, đây là trào lưu nguy hiểm đến sức khoẻ, thậm chí là tính mạng của người áp dụng.

Thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc, ngáy ngủ là những vấn đề liên quan đến giấc ngủ mà nhiều người gặp phải. Điều này khiến nhiều người tìm cách để cải thiện giấc ngủ tốt hơn. Dán băng dính lên miệng khi đi ngủ đang là một trào lưu trên tik tok, được thực hiện để giúp chất lượng giấc ngủ tốt hơn.

Tuy nhiên, cách thực hiện này lại chứa rất nhiều hiểm hoạ đối với sức khoẻ, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng người thực hiện. 

1. Tại sao nhiều người dán băng dính lên miệng để cải thiện giấc ngủ

Nhiều người có thói quen ngủ há miệng nên dẫn tới một số vấn đề về sức khoẻ như:

- Bệnh nướu răng hoặc răng miệng

- Tình trạng ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ 

- Hơi thở hôi

- Khô miệng, đau họng

- Huyết áp cao, tăng nhịp tim

- Rối loạn giấc ngủ, có thể khiến bạn thường xuyên thức dậy vào ban đêm

- Có thể làm tăng tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể 

Hiểm hoạ từ trào lưu dán băng dính lên miệng khi đi ngủ - Ảnh 2.

Nhiều người có thói quen ngủ há miệng ảnh hưởng đến sức khoẻ (Ảnh: Internet)

Đọc thêm: 

Trên 40 tuổi nên ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày?

Tư thế ngủ giúp cải thiện vấn đề xương khớp, ngủ ngáy, đau dạ dày

Nhiều người cho rằng, băng dán miệng nhẹ nhàng giữ hai môi lại với nhau trong khi ngủ và có khả năng giúp điều chỉnh luồng không khí qua mũi. Dán miệng có thể ngăn mọi người thở bằng miệng và giúp ngăn ngừa hoặc giảm bớt tác động của các vấn đề về răng miệng, ngáy ngủ, các vấn đề thở bằng miệng được đề cập ở trên.

2. Hiểm hoạ từ việc dán băng dính lên miệng để cải thiện giấc ngủ

Chưa được chứng minh trong việc giúp giảm ngáy ngủ hay các vấn đề về răng miệng, hơi thở, ... trào lưu sử dụng băng miệng này còn gây ra rất nhiều hiểm hoạ nguy hiểm như:

- Trong trường hợp bị nghẹt mũi, viêm xoang việc dán miệng có thể hạn chế luồng không khí. Điều này có thể dẫn đến thức giấc vào ban đêm và trong trường hợp nghiêm trọng sẽ gây ngạt thở, ảnh hưởng đến tính mạng. 

- Có những người bị chứng ngưng thở khi ngủ cũng sẽ nguy hiểm nếu như áp dụng phương pháp này.

Hiểm hoạ từ trào lưu dán băng dính lên miệng khi đi ngủ - Ảnh 3.

Dán băng lên miệng đi ngủ có thể ảnh hưởng đến tính mạng (Ảnh: Internet)

- Một số người có thể bị kích ứng hoặc phản ứng dị ứng với chất kết dính miệng. Phản ứng này có thể phát triển theo thời gian, gây phát ban trên mặt hoặc môi. Mọi người cũng có thể cảm thấy khó chịu khi đeo băng dính trong miệng vào ban đêm.

- Ngoài ra, sử dụng băng miệng còn có nguy cơ gây ra các bệnh tim, bệnh phổi, tắc nghẽn mãn tính và đột quỵ. 

Nếu bạn muốn sử dụng băng dính khi đi ngủ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, hiểu rõ sức khoẻ bản thân. 

3. Làm thế nào để cải thiện giấc ngủ

Mục đích của những người áp dụng băng miệng khi đi ngủ là để cải thiện giấc ngủ, giúp ngủ ngon, hạn chế ngủ ngáy, ... Ngoài biện pháp nguy hiểm này, các bạn có thể lựa chọn các cách thức thay thế an toàn hơn. 

3.1. Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ,  nhất là đối với những người bị chứng ngưng thở khi ngủ, chẳng hạn như:

- Giảm trọng lượng dư thừa nếu cần thiết

- Bỏ hút thuốc, nếu người đó hút thuốc

- Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, nên bổ sung những thực phẩm giàu dưỡng chất như hạt sen, trứng, cá, ngũ cốc, trà hoa cúc, các loại rau xanh, hoa quả ... Hạn chế sử dụng cà phê, trà đen, thực phẩm nhiều chất béo và đường, ... 

- Tập thể dục thường xuyên với các bài tập như chạy bộ, yoga, bơi lội, thiền, ... 

- Giảm uống rượu, bia, đồ uống có ga, ... 

Hiểm hoạ từ trào lưu dán băng dính lên miệng khi đi ngủ - Ảnh 4.

Tập thể dục là phương pháp giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ an toàn, hiệu quả (Ảnh: Internet)

3.2. Tập bài tập thở

Ngủ thở bằng miệng cũng không tốt cho sức khoẻ. Vì vậy, các bạn nên tập các bài tập thở bằng mũi. Để làm quen với việc thở bằng mũi, các bạn nên tập bài tập thở suốt cả ngày, cụ thể: Hít thở sâu bằng mũi để bụng hóp lại, sau đó thở ra bằng mũi và hóp bụng về phía cột sống. 

Ngoài ra, tư thế nằm cũng rất quan trọng. Bạn nên thay đổi nằm nghiêng cả 2 bên, tránh nằm ngửa vì dễ gây há miệng, gây hẹp đường thở và giảm lượng oxy lưu thông trong máu. Nếu có thói quen nằm ngửa, nên chọn loại gối cứng để nâng cao phần đầu cổ, tránh được hẹp đường thở tại vị trí hầu họng. 

Giữ cho không gian phòng thoải mái, nhiệt độ mát mẻ, giường ngủ, chăn ga mềm mại, thơm mát cũng sẽ giúp bạn ngủ ngon giấc hơn. 

Có thể nói, có rất nhiều cách để cải thiện chất lượng giấc ngủ, hạn chế ngủ ngáy, ngủ há miệng, ... Tuy nhiên, những người bị hen suyễn, nghẹt mũi, ngưng thở khi ngủ, ... tuyệt đối không áp dụng phương pháp dán băng dính lên miệng khi đi ngủ. 

Nguồn tham khảo:

What Is Mouth Taping, and Does It Help Treat Snoring or Sleep Apnea?

What to know about mouth tape for sleep


https://suckhoehangngay.vn/hiem-hoa-tu-trao-luu-dan-bang-dinh-len-mieng-khi-di-ngu-20220815170204884.htm
Tác giả: Vân Anh