Hẹp bao quy đầu ở trẻ, mẹ lo lắng không yên

Hẹp bao quy đầu ở trẻ, mẹ lo lắng không yên
Hẹp bao quy đầu là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm. Đây là vấn đề tế nhị nhưng đặc biệt quan trọng đối với sức khoẻ của bé. Vậy khi nào là thời điểm thích hợp để cắt bao quy đầu cho bé?

1. Bao quy đầu và hẹp bao quy đầu là gì?

Mọi bé nam sinh ra đều có một lớp da bọc phần đầu dương vật gọi là bao quy đầu. 

Khoảng 7/10.000 trẻ thật sự cần cắt da quy đầu. Nếu trẻ có vấn đề với da quy đầu như nhiễm trùng nặng, viêm tắc quy đầu thể khô hay hoại tử thì cần cắt da quy đầu. 

Nếu cắt da quy đầu quá sớm thì chức năng bảo vệ quy đầu khỏi phân và nước tiểu sẽ vô hiệu, quy đầu và lỗ tiểu dễ bị kích thích hay nhiễm trùng, gây viêm loét hay hẹp lỗ tiểu do sẹo hay nhiễm trùng.

Ảnh 2.

Hẹp bao quy đầu khiến việc đi tiểu khó khăn

Hẹp bao qui đầu là hiện tượng dương vật khi cương cứng mà phần bao qui đầu vẫn không tuột khỏi phần qui đầu, chỉ bộc lộ được lỗ tiểu nhỏ khiến đi tiểu khó khăn. Lâu dần, nước tiểu sẽ dễ bám, rơi rớt vào các khe kẽ của bao qui đầu, lâu dần các cặn bã chất bẩn bám vào gây nguy cơ viêm nhiễm dương vật.

2. Biểu hiện của hẹp bao quy đầu

Phụ huynh hoàn toàn có thể nhận biết được các biểu hiện của hẹp bao quy đầu bằng mắt thường tại nhà.

Nếu nhận thấy tia tiểu nhỏ, dương vật cương lên khi đi tiểu nhưng bị vẹo, khi tắm cho bé lộn bao qui đầu để rửa cho bé mà không lộn được,... tức là bé đã có các biểu hiện hẹp bao quy đầu.

Ảnh 3.

Nguồn: Internet

Ngoài ra, nếu thấy đầu dương vật bị bóng hoặc bé thường xuyên dùng tay cấu dương vật, bé cần được thăm khám bác sĩ để có kết luân chính xác và phương pháp điều trị phù hợp.

3. Cách điều trị hẹp bao quy đầu

Khoảng 90% trẻ bị hẹp da quy đầu sẽ đáp ứng tốt với kem steroid, số còn lại sẽ được điều trị hiệu quả bằng liệu pháp "nong da quy đầu kèm với xịt hoặc thoa thuốc tê tại chỗ".

Hẹp bao quy đầu có thể được điều trị bằng nong rộng bao quy đầu. Trong trường hợp nong không thành công sẽ tiến hành cắt bao da.

Nếu có các biểu hiện hẹp bao quy đầu, nên cho bé tới ngay khoa ngoại tiết niệu của các bệnh viện uy tín để tiến hành điều trị. Không nên để lâu vì có thể gây khó khăn trong quá trình nong hoặc gây biến chứng viêm tiết niệu.

Một số biến chứng có thể gặp phải sau khi tiến hành cắt bao quy đầu là chảy máu, nhiễm trùng, lột da, dính quy đầu và các cầu da, chấn thương, viêm xơ quy đầu,... Tuy nhiêm, tỉ lệ biến chứng chỉ vào khoảng 0,2-5%, có thể xảy ra ngay lập tức hoặc vài tháng, vài năm sau khi tiến hành cắt bao quy đầu

4. Chăm sóc vệ sinh

Làm vệ sinh da quy đầu là làm sạch chất bợn ở giữa quy đầu và da quy đầu. Ở những bé chưa cắt da quy đầu, việc chăm sóc vệ sinh rất đơn giản, chỉ rửa bên ngoài cơ quan sinh dục bằng xà phòng tắm thông thường, không cần bất cứ phương thức chăm sóc đặc biệt nào.

Tác giả: Bùi Thảo Ngân