Bệnh zona thần kinh (hay còn gọi là bệnh zona, trong dân gian gọi là bệnh "giời leo", tên tiếng anh là Shingles) là một bệnh nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng. Khi bị zona thần kinh, người bệnh có các triệu chứng điển hình như:
+ Mụn nước mọc thành mảng ở một bên thân người (bên trái hoặc bên phải), ở vùng mặt, mắt, tai, miệng và các vùng da khác
+ Mảng mụn nước đầy dịch và rất dễ vỡ
+ Vùng da nhiễm bệnh có thể đau rát, khó chịu, có cảm giác bị châm chích
Bệnh zona có thể tự khỏi sau khoảng 1 tháng tính từ ngày xuất hiện triệu chứng đầu tiên.
Bệnh Zona thần kinh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như đau dây thần kinh, giảm thị lực, thính lực... (Nguồn ảnh: Internet).
Có thể bạn quan tâm:
- Nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh
- Những biến chứng nguy hiểm của zona thần kinh
Bệnh zona thần kinh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: biến chứng đau thần kinh sau zona gây đau đớn, khó chịu, người bệnh có thể mất ăn, mất ngủ; zona thần kinh ở mắt có thể gây mù mắt; zona tấn công vào tai có thể gây giảm thính lực,...
Theo các chuyên gia y tế: "Zona thần kinh là một bệnh rất dễ lây nhiễm, đặc biệt những người chưa từng mắc thủy đậu sẽ có nguy cơ bị lây bệnh cao hơn".
Các mụn nước trên cơ thể người bị bệnh zona chứa virus varicella-zoster (virus chính gây bệnh). Nếu bạn tiếp xúc với những mụn nước này, bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm virus varicella-zoster. Khi bạn bị nhiễm virus mà trước đó bạn chưa chích ngừa vaccine thủy đậu hay chưa bị thủy đậu thì bạn có nguy cơ cao phát bệnh thủy đậu. Sau khi bị khỏi bệnh thủy đậu, bạn có thể bị thêm zona thần kinh.
Rất may mắn là tỷ lệ lây nhiễm bệnh qua các mụn nước zona không cao. Khi các mảng mụn đã lành thì người bệnh zona không còn khả năng lây nhiễm virus cho người khác nữa.
Bệnh zona là bệnh rất dễ lây, đặc biệt những người chưa từng bị thủy đậu sẽ có nguy cơ bị lây bệnh cao hơn. (Nguồn ảnh: Internet).
Bệnh zona thần kinh lây lan qua 2 con đường chính:
+ Tiếp xúc trực tiếp: Người thân trong gia đình, đồng nghiệp, bạn bè của người bệnh zona có thể bị zona nếu họ tiếp xúc trực tiếp với các mụn nước zona. Ngay cả khi virus zona mới khởi phát ở dạng mụn nước phồng rộp thì chỉ cần tiếp xúc với một lượng dịch tiết nhỏ cũng khiến người khỏe mạnh mắc bệnh.
+ Tiếp xúc gián tiếp: Virus zona có thể lây lan gián tiếp khi người bệnh dùng chung các vật dụng như cốc, khăn mặt, chăn, ga, gối…. với người khỏe mạnh.
Zona thần kinh có thể lây gián tiếp nếu người bệnh dùng chung các vật dụng như cốc, khăn mặt,... với người khỏe mạnh. (Nguồn ảnh: Internet).
Để phòng tránh lây nhiễm virus zona thần kinh, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
+ Hạn chế chạm, gãi vào vùng mụn nước
+ Che phủ mảng mụn nước trên da
+ Rửa tay thường xuyên và đúng cách bằng xà phòng sát khuẩn, đặc biệt là trước và sau khi chăm sóc vùng da bị tổn thương
+ Hạn chế tiếp xúc với người khỏe mạnh cho đến khi lành bệnh.
Để phòng tránh zona thần kinh, người bệnh nên hạn chế chạm, gãi vào vùng mụn nước. (Nguồn ảnh: Internet)
Một số yếu tố điển hình làm tăng nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh bao gồm:
+ Những người trên 50 tuổi: Tỷ lệ người mắc bệnh zona tăng theo tuổi tác, đặc biệt là với những người trên 50 tuổi. Một số khảo sát cho kết quả rằng một nửa số người trên 80 tuổi trở lên sẽ bị mắc bệnh zona thần kinh.
Những người trên 50 tuổi có tỷ lệ mắc zona cao hơn người trẻ tuổi. (Nguồn ảnh: Internet).
+ Điều trị ung thư: hóa trị hoặc xạ trị có thể làm giảm sức đề kháng của người bệnh và có thể dẫn đến zona thần kinh
+ Một số bệnh nhất định: những người mắc bệnh ung thư, HIV/AIDS có hệ miễn dịch yếu cũng rất dễ bị mắc bệnh zona thần kinh
+ Thuốc: Một số loại thuốc có tác dụng ngăn thải ghép cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh nếu sử dụng lâu dài
+ Phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh: đây cũng là những đối tượng dễ bị zona thần kinh do hệ miễn dịch yếu.
Đây có lẽ là một câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Theo nhiều nghiên cứu thì thời gian ủ bệnh zona có thể từ 7-20 ngày. Ban đầu, biểu hiện của bệnh là những mụn rộp trên nền da màu đỏ, những mụn nước mới tiếp tục hình thành từ 3-5 ngày.
Sau mụn nước, bọng nước mọc thành chùm, trải dọc theo khu vực của dây thần kinh và thường chỉ ở một nửa bên người.
Thường thì bệnh zona thần kinh có thể được chữa khỏi, tuy nhiên, nhưng vì lý do nào đó trong quá trình điều trị, mụn nước có thể bị nhiễm thêm một loại vi trùng gây ra viêm mô tế bào, đây là bệnh nhiễm trùng da. Nguy hiểm hơn là nếu bị ở mặt, đặc biệt ở trán và mũi thì có thể làm giảm thị lực và rất có thể là dẫn đến nguy cơ bị mù mắt.
Lưu ý: Khi ở chung những người mắc bệnh zona, những người đã tiêm ngừa zona hay thủy đậu không có miễn dịch bền vững nên vẫn có thể lây bệnh. Do đó, biện pháp dự phòng duy nhất là tránh tiếp xúc, ăn uống, sinh hoạt chung với người bệnh, đồng thời nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng chế độ dinh dưỡng tốt và bổ sung đủ lượng vitamin, khoáng chất.