Hãy thận trọng vì những ảnh hưởng của cường giáp đến mẹ mang thai

Hãy thận trọng vì những ảnh hưởng của cường giáp đến mẹ mang thai
Cường giáp là một bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ cho người mẹ và con nếu trong quá trình mang thai bạn mắc phải căn bệnh này. Với những thông tin dưới đây bạn chắc chắn sẽ không thể chủ quan với những ảnh hưởng của cường giáp đến mẹ mang thai.

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, nguyên nhân phổ biến nhất gây nên bệnh cường giáp cho phụ nữ mang thai là bệnh Basedow (chúng chiếm đến 80-85% tổng số trường hợp mắc bệnh) với tỉ lệ 1/1500 phụ nữ mang thai. 

Các nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến nhưng không đáng kể, ngoài ra, với những phụ nữ bị ốm nghén nặng hoặc có nồng độ hCG cao cũng co thể gây cường giáp thoáng qua.

Ảnh 2.

Cường giáp là một bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ cho người mẹ và con (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, nếu chuẩn bị có em bé hay đang mắc cường giáp trong thai kì, bạn nên chuẩn bị một số kiến thức về vấn đề này vì trong thực tế, vì thiếu kiến thức mà không ít ngwoif đã đưa ra quyết định bỏ thai nhi khi phát hiện mình bị cường giáp.

1. Những nguy cơ của cường giáp đối với người mẹ

Bệnh Basedow có thể xuất hiện hoặc biến chứng nặng hơn ở khoảng thời gian 3 tháng dầu của thai kì. Bên cạnh những ảnh hưởng của cường giáp đối với người mẹ như như: suy tim, lồi mắt, loạn nhịp tim,... thì Basedow hoàn toàn có thể dẫn đến sẩy thai hoặc biên chứng thai nhi như nhiễm độc thai nghén, sản giật,... nếu không được điều trị đúng cách và phát hiện sớm.

Ảnh 3.

Basedow hoàn toàn có thể dẫn đến sẩy thai hoặc biên chứng thai nhi như nhiễm độc thai nghén, sản giật,... nếu không được điều trị đúng cách và phát hiện sớm.

Ngoài ra, những phụ nữ có bệnh Basedow và biến chứng nặng hơn trong thai kì có thể dẫn đến những cơn cường giáp cấp và rất nguy hiểm đến tính mạng. Điều này đa phần xảy ra ở 3 tháng đâu. 

Đến 3 tháng cuối thai kì, ảnh hưởng của cường giáp sẽ giảm đi nhiều hơn nhưng sẽ tái phát sau khi sinh. Chính vì thế, để đảm bảo an toàn nhất, các bác sĩ khuyên rằng với những phụ nữ có bệnh Basedow, hãy đợi điều trị khỏi bệnh rồi mới có em bé để tránh những hậu quả đáng tiếc cho bản thân.

Tuy nhiên, nếu bạn mang thai ngoài ý muốn khi bệnh Basedow chưa khỏi hẳn, bạn vẫn có thể giữ thai với điều kiện đến khám và kiểm tra thai kì thường xuyên để được đưa ra liệu pháp đúng đắn nhất. 

Nhưng nếu cơn cường giáp quá nặng và buộc phải bỏ thai, bạn cũng nên đợi đến khi tình trạng bệnh tạm ổn định rồi mới thực hiện để hạn chế những biến chứng, đặc biệt là cường giáp cấp.

2. Những ảnh hưởng của cường giáp đối với thai nhi

Có 3 cơ chế ảnh hưởng của cường giáp đến thai nhi ở những bà mẹ bị mắc bệnh cường giáp như sau:

- Cường giáp ở người mẹ kiểm soát không được tốt và nồng độ hormone trong máu người mẹ cao, dẫn đến nồng độ hormone của thai nhi cũng cao làm tăng nhịp tim thai. Chính vì thế, các thai nhi trong tình trạng này thường gặp các vấn đề như: thiếu cân, đẻ non, thai chết lưu,...

Ảnh 4.

Các thai nhi trong tình trạng này thường gặp các vấn đề như: thiếu cân, đẻ non, thai chết lưu,...

Bên cạnh đó, ảnh hưởng của cường giáp gây dị tật cho thai nhi cũng rất cao, chính vì thế mà khi phát hiện mình bị cường giáp trong thai kì, người mẹ buộc phải chú trọng việc điều trị và kiểm soát tốt sự tiến triển của bệnh trong suốt thời gian mang thai.

- Khi nồng độ globulin miễn dịch kích ứng tuyến giáp quá cao trong máu, các kháng thể có thể vượt qua hàng rào nhau thai, kích thích thai nhi, gây ra cường giáp thai nhi. Trường hợp này cũng gây ra hậu quả thai bị thiếu cân, đẻ non,..

Ảnh 5.

Các kháng thể có thể vượt qua hàng rào nhau thai, kích thích thai nhi, gây ra cường giáp thai nhi.

 - Nếu người mẹ bị Basedow dùng các thuốc điều trị tổng hợp như: methimaloze, carbimaloze, thyroloze,... đây đều là các thuốc có thể vượt qua nhau thai, tác độngtrực tiếp đến thainhi và gây bướu giáp ở thai nhi.

Nếu buộc phải dùng thuốc để điều trị Basedow trong quá trình mang thai, các bác sĩ khuyên bạn nên tìm đến PTU vì nó qua nhau thai ít hơn, ít ảnh hưởng thai nhi hơn các thuốc khác.

Tác giả: Việt Hà