Vitamin D là chất quan trọng đóng vai trò chính trong việc bảo đảm hoạt động của cơ bắp, tim, phổi và chức năng hoạt động của não. Theo chuyên gia, thiếu vitamin D gây ảnh hưởng tới sức khỏe của hơn 80% dân số. Thiếu vitamin D và canxi có thể dẫn tới loãng xương và một số căn bệnh khác.
Tuy nhiên, nhiều người không có biểu hiện gì cho thấy đang bị thiếu hụt vitamin D cho đến khi đi xét nghiệm máu tại bệnh viện. Vậy làm thế nào để nhận biết được bản thân có bị thiếu vitamin D hay không?
Đau khớp, xương yếu là một dấu hiệu thiếu vitamin D. Vitamin D cần thiết để điều chỉnh lượng canxi và phosphat trong cơ thể, đóng vai trò chủ chốt trong hoạt động của các khớp, cơ và răng giúp ngăn ngừa chứng mềm xương và loãng xương.
Khi cơ thể thiếu vitamin D, xương bị yếu và dễ gãy. Điều này liên quan đến vai trò thiết yếu của vitamin D trong việc kiểm soát sự hấp thu canxi. Một nghiên cứu dự đoán rằng những người trên 50 tuổi thiếu vitamin D thường dễ bị đau khớp hông và khớp gối hơn.
Nếu bạn thường xuyên bị đau cơ thì rất có thể đó là dấu hiệu thiếu vitamin D. Vitamin D hỗ trợ chức năng cơ bắp vì các thụ thể của nó nằm trên khắp cơ thể, bao gồm cả trong cơ.
Vitamin D được chuyển hóa vào các tế bào cơ, giúp tăng cường sự co cơ, xây dựng cơ bắp và xương thông qua các hoạt động thể chất. Thiếu hụt vitamin D sẽ làm cho các cơ của bạn thường xuyên đau nhức và uể oải.
Các nhà nghiên cứu cũng đã tìm ra mối liên hệ giữa đau mãn tính không đáp ứng với điều trị và thiếu vitamin D. Việc bổ sung vitamin D đã được chứng minh là có ích đối vói những bệnh nhân bị chứng đau cơ dai dẳng này.
Vitamin D là chất cực kì quan trọng với hệ miễn dịch của cơ thể. Nếu bị thiếu hụt vitamin D, các tế bào của hệ miễn dịch không thể phản ứng nhanh trước sự tấn công của vi khuẩn và virus có hại. Đây chính là lý do vì sao mà cơ thể thường xuyên phải đối mặt với những căn bệnh do nhiễm trùng.
Thêm vào đó, vitamin D có vai trò thiết yếu đối với chức năng của hai bộ phận cơ bản của hệ thống miễn dịch: khả năng miễn dịch thích ứng và bẩm sinh. Khả năng miễn dịch thích ứng là những gì ghi nhớ các loại virus mà bạn có để đảm bảo không mắc lại chúng. Hệ thống miễn dịch bẩm sinh có mặt ở những nơi như mũi để phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng hằng ngày.
Do đó, nếu bạn nhận thấy mình luôn mắc phải các căn bệnh do nhiễm trùng như cảm cúm, viêm mũi, viêm họng… hoặc các bệnh này kéo dài dai dẳng mãi không khỏi, thì có thể đó là dấu hiệu thiếu vitamin D cơ thể bạn đang gặp phải.
Nếu bạn luôn cảm thấy mệt mỏi mặc dù vẫn ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, rất có thể cơ thể bạn đang bị thiếu vitamin D. Tình trạng thiếu vitamin D khiến cho cơ thể không hấp thụ được năng lượng từ chế độ ăn hằng ngày.
Cơ thể chỉ có thể tổng hợp được vitamin D dưới ánh nắng mặt trời. Mùa hè là thời điểm thích hợp nhất để cơ thể có thể hấp thụ vitamin D, vậy còn mùa đông thì sao? Trên thực tế, vào mùa động bạn vẫn có thể hấp thụ được vitamin D. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà bạn có nguy cơ thiếu hụt loại vitamin này nhiều hơn bởi vào mùa đông ánh nắng mặt trời thường không đủ mạnh.
Một nghiên cứu của trường Đại học Georgia College of Education cho hay, mức vitamin D dao động trong cơ thể theo mùa, liên quan trực tiếp đến ánh sáng mặt trời có trong mùa.
Ngoài ra, vitamin D đóng vai trò là chất dẫn truyền thần kinh, vì vậy nếu bị thiếu hụt vitamin D bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Medical Hypotheses (Anh) vào năm 2014 đã khảo sát 100 bài báo khoa học về vitamin D và tìm ra mối liên hệ cụ thể giữa thiếu vitamin D và chứng rối loạn cảm xúc theo mùa.
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng rối loạn cảm xúc theo mùa xảy ra khi con người ta trải qua tâm trạng thấp thỏm, lo âu trong những tháng mùa đông, do thiếu ánh sáng và ánh nắng mặt trời.