Kết quả của nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tâm lý của mẹ bầu khi mang thai ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Nếu tâm trạng của mẹ bầu không tốt, thường xuyên buồn, khóc thì nguy cơ cao sẽ mắc chứng trầm cảm khi mang thai. Một số ảnh hưởng của chứng trầm cảm khi mang thai đối với thai nhi có thể kể đến:
Thời gian mang thai là một trong những khoảng thời gian quan trọng đối với mỗi người phụ nữ. Theo các bác sĩ sản phụ khoa, thời gian mang thai chính là lúc thai phụ nhạy cảm nhất, dễ bị xúc động, thậm chí dễ khóc lóc vô lý do. Những biến động tâm lý này có thể là biểu hiện của chứng trầm cảm khi mang thai.
Mẹ bầu mang thai bị trầm cảm ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi (ảnh: internet)
Những biến đổi tâm lý này có tác động xấu đến thai nhi, nhất là khi thai nhi từ 7 tháng tuổi trở đi. Bởi từ tháng thứ 7 trở đi, thai nhi đã hiểu và nghe được những âm thanh từ bên ngoài nên nếu mẹ bầu có những biểu hiện của chứng trầm cảm khi mang thai như khóc lóc, buồn bã thì thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Nếu người mẹ luôn suy nghĩ, buồn tủi trong khi mang thai sẽ khiến thai nhi chậm phát triển, trẻ có nguy cơ cao mắc tự kỷ hay quấy khóc.
Trong những tháng cuối thai kỳ nếu mẹ thường xuyên khóc hay có những biểu hiện của chứng trầm cảm khi mang thai sẽ khiến cho quá trình lưu thông máu bị ảnh hưởng, không cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi. Chính những yếu tố này khiến cho em bé sinh ra bị nhẹ cân, trí não cũng chậm phát triển. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về sau của em bé.
Sinh non, em bé nhẹ cân là hậu quả của việc mẹ bị tự kỷ khi mang thai (ảnh: internet)
Trong quá trình mang thai nếu người mẹ mắc chứng trầm cảm khi mang thai, rơi vào trạng thái đau khổ, khóc lóc quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng chảy máu, sinh non và bong nhau non. Ngoài ra, chứng trầm cảm khi mang thai còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Khi mẹ bầu quá căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, có thể sẽ có những quyết định không đúng đắn, thậm chí phá thai hoặc tìm đến cái chết.
Trong những tháng đầu mang thai, vòm miệng và hàm trên của thai nhi sẽ bắt đầu hình thành. Nếu trong thời gian này, mẹ bầu khóc hay lo lắng quá mức, cảm xúc thay đổi đột ngột có thể gây ra những biến chứng ở trẻ như sứt môi, hở hàm ếch.
Nếu trong khi mang thai, người mẹ hay lo lắng, muộn phiền có thể sẽ làm thay đổi hành vi, nhận thức và tính cách của trẻ sau khi chúng chào đời. Vậy nên, nếu mẹ bầu mắc phải chứng trầm cảm khi mang thai đứa trẻ sinh ra có nguy cơ sẽ mắc tự kỷ, chậm nói, tăng động và giảm khả năng tư duy, học tập.
Nếu mẹ bầu mắc phải chứng trầm cảm khi mang thai đứa trẻ sinh ra có nguy cơ sẽ mắc tự kỷ (ảnh: internet)
Trầm cảm đã trở thành nỗi ám ảnh của các mẹ bầu. Vậy nên để tránh mắc phải chứng trầm cảm khi mang thai các mẹ nên xây dựng lối sống khoa học, giữ tinh thần luôn thoải mái. Hơn nữa, mẹ bầu có đời sống lý tưởng, tinh thần thoải mái, thái độ lạc quan về vấn đề mang thai và sinh đẻ, thai kỳ bình thản và không lo lắng thì sinh con sẽ rất thuận lợi và đứa trẻ cũng khỏe mạnh hơn.
Các mẹ cũng lưu ý, hãy thực hiện khám thai định kỳ. Nếu trong khi mang thai nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường nghi là triệu chứng của bệnh trầm cảm thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và có phương án can thiệp kịp thời. Đây chính là một trong những cách để không mắc chứng trầm cảm khi mang thai.