Hậu quả của phá thai có thể ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ sau này, chị em nên biết

Hậu quả của phá thai có thể ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ sau này, chị em nên biết
Hậu quả của phá thai có thể gây ra các bệnh như viêm nhiễm âm đạo cổ tử cung, viêm phần phụ, dính buồng tử cung, viêm tắc vòi trứng… ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ sau này của người phụ nữ.

1. Hậu quả của phá thai

Nhìn chung, những hậu quả của phá thai gây ra các vấn đề sinh sản, biến chứng trong thai kỳ tiếp theo. Cùng đọc bài viết phần hỏi đáp dưới đây của bác sỹ với bệnh nhân, để nắm rõ hơn vấn đề này chị em nhé.

Em 25 tuổi, chồng em 27 tuổi, chúng em kết hôn đã được 2 năm. Một năm nay em uống thuốc Đông Y mà vẫn chưa thể có thai. Trước khi kết hôn em đã bỏ thai do có thai ngoài ý muốn. Liệu có phải bỏ thai đã ảnh hưởng đến khả năng có con của em không? Như trường hợp của em thì có thể sinh con tự nhiên không? (Vũ T., Hà Nội).

Ảnh 2.

Việc đã từng bỏ thai có thể là nguyên nhân dẫn đến chậm có con ở người phụ nữ

Trả lời:

Chào bạn! Vợ chồng bạn cưới nhau 2 năm, quan hệ thường xuyên, không dùng biện pháp tránh thai nào mà chưa có thai thì đã được chẩn đoán là hiếm muộn. Khả năng sinh sản được quyết định bởi cả 2 vợ chồng chứ không riêng gì ai cả. Nguyên nhân hiếm muộn có tới 40% trường hợp do chồng, 40% do vợ, 10% do cả vợ cả chồng và 10% không rõ nguyên nhân.

Bạn đã từng bỏ thai 1 lần trước đó, hậu quả của phá thai có thể là nguy cơ dẫn đến viêm nhiễm âm đạo cổ tử cung, viêm phần phụ, dính buồng tử cung, viêm tắc vòi trứng… ảnh hưởng đến khả năng có con nhưng không phải tất cả những trường hợp đã từng bỏ thai đều bị vậy. Và cũng chưa loại trừ nguyên nhân do cả từ phía chồng bạn. Nguyên nhân do chồng có thể gặp như tinh trùng ít, tinh trùng yếu, di động kém, tinh trùng dị dạng, hoặc không có tinh trùng…

Trường hợp của vợ chồng bạn, để biết chính xác thì cả hai nên đi khám sớm. Bạn nên đi khi sạch kinh 2-3 ngày để kiểm tra viêm nhiễm phụ khoa, chụp tử cung vòi trứng (nên nhớ là kiêng quan hệ từ khi bị kinh đến thời điểm khám). 

Một thời điểm nữa là khám khi đang bị kinh ngày 2 để kiểm tra đánh giá dự trữ buồng trứng. Chồng bạn có thể khám bất cứ ngày nào chỉ cần kiêng không xuất tinh 3-5 ngày là được. Khi có kết quả, bác sỹ sẽ tư vấn cụ thể để đưa ra phương pháp giúp thụ thai tốt nhất.

Ảnh 3.

Khi cả hai vợ chồng chậm có con có thể do tinh trùng của chồng yếu

Bạn nên biết mình chưa có thai tự nhiên không có nghĩa là không thể có con, không thể làm mẹ nên hãy tự tin nên và đi khám tìm nguyên nhân. Khoa học phát triển đã giúp đỡ rất nhiều những cặp vợ chồng được hưởng hạnh phúc làm cha làm mẹ. Nếu đến khám sớm và được điều trị sớm, khả năng thành công thường cao hơn do bạn còn trẻ tuổi, số lượng và chất lượng noãn còn tốt, khi bước sang tuổi 35 số lượng và chất lượng noãn giảm rất nhanh.

Chúc bạn sớm có tin vui.

(BS. Phạm Thị Mỹ – Chuyên khoa Sản và Hiếm muộn - Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội.

2. Sau khi phá thai bao lâu thì an toàn để thụ thai lần nữa?

Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào việc bạn và bạn đời đã cảm thấy sẵn sàng để có em bé hay chưa. Sau khi phá thai, bạn có thể cảm thấy đặc biệt nhạy cảm về việc mang thai. Người bạn đời của bạn cũng có thể cảm thấy khá dè dặt. Cả hai bạn nên tránh cảm giác bị thúc ép có con. Khi đã cả hai đã hoàn toàn sẵn sàng, đó mới chính là thời điểm tốt để cố gắng thụ thai.

Ảnh 4.

Khi cả hai đã hoàn toàn sẵn sàng là thời điểm thích hợp nhất để mang thai

Nếu bạn chỉ mới phá thai gần đây, bạn không nên quá vội vàng để cố gắng mang thai lại lần nữa. Cơ thể bạn cần có thời gian để hồi phục sau khi đã trải qua quá trình phá thai. Tốt nhất hãy chờ cho tới khi bạn đã trải qua một hoặc hai chu kỳ kinh nguyệt bình thường trở lại trước khi cố gắng thụ thai một lần nữa.

Nếu bạn quyết định bỏ đứa bé vì bất kỳ lý do sức khỏe nào trước đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cố gắng thụ thai lại. Bác sĩ sẽ tư vấn và giải đáp nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về việc có thai sau khi đã nạo phá thai.


Tác giả: Lan Dương